ceoduy’s diary

Handsome

Truyện cổ tích Lý Ông Trọng và Sự tích tết nguyên tiêu

Truyện cổ tích Lý Ông Trọng

f:id:ceoduy:20181107132033j:plain

 

Ngày xưa, ở làng Chèm có một người họ Lý khỏe mạnh lạ thường. Đặc biệt thân thể của anh ta quá khổ, đo được hai trượng sáu thước bề cao. Vì thế đi đâu ai cũng kinh sợ người ta gọi là Ông Trọng.

Bấy giờ khúc sông Cái ở gần làng Chèm có một con giải rất lớn không biết đến đấy tự bao giờ. Con vật thỉnh thoảng bắt một người và súc vật tắm ở bến. Một hôm người mẹ Ông Trọng đi múc nước bị giải tha đi mất. Chàng vô cùng đau đớn, quyết tâm diệt trừ cơn ác vật. Chàng đắp đê chắn ngang khúc sông đó lại rồi cày cục tát cạn hết cả nước. Khi đáy sông và vực đã khô kiệt chàng xuống nắm cổ con giải lôi lên. Tự tay Ông Trọng phanh thây con giải làm lễ tế mẹ. Chàng khóc một bữa rất thảm thiết, rồi sau đó cũng một mình chàng ăn hết cả thịt con giải.

Hồi đó nhà vua cần dùng nhiều phu phen để xây dựng các công trình và cung điện. Lý Ông Trọng ở trong số những người bị bắt đi phu. Số phận những người bị bắt đi phu thật là trăm tình nghìn tội. Chàng bị bọn lính tráng quất roi vào đít những lúc chúng ốp đi làm. Chàng kêu lên:

- Tài trai như ta phải chịu nhục như thế này ư!

Than đoạn, bỏ trốn đi mất. Chàng đi rất xa, vừa học chữ vừa làm việc nuôi thân. Nhưng chẳng bao lâu trong một cuộc ẩu đả, chàng đã phạm tội giết chết kẻ địch. Người ta giải chàng về kinh cho nhà vua phán tội. Vua thấy thân thể chàng như hộ pháp thì không nỡ xử tử, bèn ra lệnh tha chết cho chàng. Vua cho làm thị vệ và dần dần yêu về sức khỏe, cho hầu bên mình ngự.

Hồi đó nhà vua phải thần phục hoàng đế nước Tần. Tiếng tăm của Lý Ông Trọng không ngờ lan truyền sang đến phương Bắc cho nên ít lâu sau đó hoàng đế nước Tần cho sứ sang đòi nộp Lý Ông Trọng làm cống vật. Nhà vua không có cách gì từ chối, bất đắc dĩ phải để cho chàng về tay kẻ khác.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/meo-chon-do-choi-cho-tre

Được Lý Ông Trọng, vua Tần mừng lắm: phong làm Tư lệ hiệu úy sai đi dẹp giặc. Cuối cùng vua cho chàng làm trấn thủ xứ Lâm-thao. Từ lâu người Hung-nô vẫn xâm phạm vào bờ cõi nước Tần. Quan quân tiến đánh thì họ rút lui, quan quân rút lui thì họ tiến đánh, luôn năm can qua không bao giờ lắng. Họ làm cho quân lính nước Tần rất cực khổ.

Nhưng khi người Hung-nô vừa thấy mặt Lý Ông Trọng thì cho là một vị thần linh giáng hạ. Họ khiếp sợ đến nỗi hễ thấy bóng dáng của chàng ở đâu là ở đấy không đánh tự nhiên vỡ. Vì thế, sau mấy năm liền. Ở một dải biên thùy, người Hung-nô không dám quấy nhiễu. Vua Tần lại càng kính trọng chàng, phong tước và gả con gái cho.

Rồi đó, Lý Ông Trọng xin phép hoàng đế nước Tần cho trở về quê hương. Chàng rất sung sướng khi gặp lại bà con làng nước. Nhưng ít lâu sau, người Hung-nô thấy vắng mặt Ông Trọng lại rủ nhau vào cướp bóc vùng biên giới. Hoàng đế nước Tần lấy làm lo lắng, lập tức sai sứ sang đòi chàng trở lại trấn thủ Lâm-thao.

Nhưng lần này chàng không muốn đi nữa. Chàng thà sống khổ cực nhưng được ở quê nhà còn hơn là làm quan cho nước Tần. Bà con làng nước có người khuyến khích chàng hãy ra đi cho trọn công danh, nhưng Lý Ông Trọng cương quyết không đi. Vua Tần tuyên triệu không được toan cất quân sang hỏi tội. Thấy thế, nhà vua hoảng sợ đành phải cho sứ sang nói dối là chàng không may đã bị bệnh tả mà chết. Vua Tần nghe nói không tin, phái một viên cận thần sang khám. Người ta dùng nhiều cách để đánh lừa sứ giả phương Bắc. Lúc đào mộ và nạy ván thiên lên, sứ giả cũng không ngờ rằng trong những tầng vải liệm chỉ là một cái xác bằng gỗ. Nhưng nghe sứ giả về tâu trình, vua Tần vẫn không tin, lại sai sứ sang đòi phải đưa hài cốt của ông Trọng sang làm chứng. Thực là khó xử. Không đi cũng dở mà đi cũng dở; đằng nào cũng khó thoát tội "khi quân". Túng thế chàng phải tự đâm cổ hy sinh để yên việc nước.

Hoàng đế nước Tần thấy hài cốt Lý ông Trọng mới tin là thực. Nhưng còn việc đánh dẹp Hung nô nếu không có Ông Trọng thì thật là rầy rà. Cuối cùng vua Tần cho gọi tất cả thợ đúc lại rồi mở kho đồng ra, sai đúc một cái tượng của Ông Trọng. Tượng tượng rỗng, có máy móc điều khiển bàn tay chân. Tượng đúc xong, vua sai đặt ở trước cửa Tư mã tại Hàm-dương. Rồi vua sai người chui vào bụng tượng vặn máy cho tay chân cử động y như người thật. Người Hung nô nghe sứ giả đi về kể chuyện, tưởng đó là ông Trọng đang sống, từ đó lại thần phục như trước.

Người ta còn nói từ lúc Ông Trọng bắt giải tế mẹ, một khúc sông từ làng Chèm về Đại-la, nòi giống giải không bao giờ dám đến đấy trú ngụ nữa.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/thoi-diem-cai-sua-cho-be


Sự tích Tết Nguyên Tiêu hay ngày rằm tháng Giêng

Có rất nhiều truyền thuyết về sự tích này đấy!

Ngày 15/1 hay ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng với phong tục người Việt Nam. Người ta cho rằng: 'Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng'. Và cũng có rất nhiều truyền thuyết về ngày Tết này.

Theo tập tục cũ, đêm ngày rằm tháng Giêng, bất cứ trong thành thị hay ở nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn kết hoa, mọi người ra ngắm cảnh hoa đăng, đố câu đối, bầu không khí Tết Nguyên Tiêu thật tưng bừng náo nhiệt.

Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu, trong dân gian có rất nhiều giải thích vừa tương đồng lại vừa dị biệt: Tết Nguyên Tiêu được cho có từ thời vua Hán Vũ Đế. Thời ấy, các cung nữ sau Tết Nguyên Đán đến Tết Nguyên Tiêu đều nhớ nhà và nhớ cha mẹ, nhưng cung vua canh phòng cẩn mật không làm thế nào để ra gặp mặt cha mẹ được.

Đông Phương Sóc, một triều thần của nhà vua, vốn rất thông minh và nhiều mưu trí, khi nghe chuyện này, bèn tìm cách giúp các cung nữ thực hiện ước nguyện gặp mặt cha mẹ. Đầu tiên, Đông Phương Sóc tung tin là Hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy thành Trường An khiến trong nội thành hoang mang khiếp sợ.

Đông Phương Sóc hiến kế với vua Hán Vũ rằng, tối ngày rằm mọi người trong cung phải đi lánh nạn ở ngoài cung điện, còn từ đường to, ngõ hẻm, trước nhà, sau sân trong nội thành đều treo đèn lồng đỏ, tạo nên cảnh giả như thành Trường An đang lửa cháy rừng rực để đánh lừa Hỏa Thần.

Vua Hán Vũ đã đồng ý kế này của Đông Phương Sóc, thế là các cung nữ được gặp mặt người thân nhân dịp Tết Nguyên Tiêu. Từ đó, cứ đến ngày rằm tháng giêng nhà nhà đều treo đèn lồng.

Xe đồ chơi mô hình lắp ghép cho bé trai Polesie Toys chúc các bạn nhỏ ngủ ngon!

Ngày rằm tháng Giêng được coi là rằm đầu tiên của năm, có ý nghĩa quan trọng với mọi người

Lại có truyện kể khác rằng thời Hán Vũ Đế có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu đã qua nhiều cái Tết mà không được đoàn tụ với gia đình. Nàng buồn cho số phận nên đã tìm đến một cái giếng toan kết liễu cuộc đời.

May thay, cô gái được Đông Phương Sóc, viên sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống. Ông bày một bàn bói quẻ trên phố Tràng An, tất cả những người đến bói đều nhận được một quẻ ghi dòng chữ "mười sáu tháng giêng bị lửa thiêu".

Được tin thần hỏa sẽ đốt thành Tràng An, Hán Vũ Đế vội triệu mưu sĩ Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó. Đông Phương Sóc vờ suy nghĩ một lúc rồi tâu với vua: Nghe nói thần lửa rất thích ăn bánh trôi, trong cung có Nguyên Tiêu khéo tay, có thể giao cho cô làm bánh đãi Hỏa Thần.

Để tặng công làm bánh dụ Hỏa Thần, nhà vua đã cho Nguyên Tiêu về đoàn tụ với gia đình, còn người đời ghi ơn "dẹp nạn lửa" của cô gái nên đặt cho chiếc bánh trôi và ngày rằm tháng giêng cái tên "Nguyên Tiêu". Họ quan niệm ngày Nguyên Tiêu đồng nghĩa với "Tết đoàn viên" hay "Tết tình yêu".

Một giải thích khác theo sách "Ngày tết Trung Quốc" (xuất bản tháng 9/1983) cho rằng: Tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán. Vua Hán Văn lên ngôi đúng vào ngày rằm tháng giêng sau khi dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã gây ra.

Từ đó theo lệ mỗi năm vào đêm rằm tháng giêng, vua Hán Văn ra khỏi cung dạo chơi chung vui với thần dân. Chữ "Dạ" (đêm) trong cổ ngữ Trung Hoa còn được đọc là "Tiêu" nên vua Hán Văn đã lấy ngày rằm tháng giêng làm ngày Tết Nguyên Tiêu.


Collected by Polesietoyshado

Truyện cổ tích Yết Kiêu và Truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ

Truyện cổ tích Yết Kiêu

f:id:ceoduy:20181107131225j:plain

 

Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ-bì làm nghề đánh cá.

Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi.

Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên.

Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn-ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng.

Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: - "Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá". Vua hỏi: - "Nhà ngươi cần bao nhiêu người ? bao nhiêu thuyền bè?" - "Tâu bệ hạ - ông đáp - chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó". Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc.

Ông đến Vạn-ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa. Đoạn, một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu giặc. Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Trong một hôm, chúng bị đắm luôn một lúc hơn hai mươi chiếc. Thấy thế, quân giặc hoảng loạn cả lên. Chúng sai những tên quân có tài bơi lặn lặn xuống nước do thám. Mấy tên quân đó tìm mãi mới thấy Yết Kiêu đang khoan một chiếc tàu. Bọn chúng xông lại nhưng chúng đâu có phải là địch thủ của ông, cho nên cuối cùng ông không để cho một đứa nào trở về.

Quân giặc vô cùng sợ hãi. Mãi về sau tên tướng giặc đem một cái ống dòm thủy tinh có phép nhìn được thấu qua nước đến đáy biển. Chúng thấy ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vó bằng sắt nhân lúc ông đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Nhờ thế chúng bắt sống được Yết Kiêu. Lập tức chúng tra khảo ông: - "Trong nước mày những người lặn như mày có bao nhiêu người?". Ông bảo chúng: - "Không kể những người đi lại dưới nước suốt 10 ngày không lên, còn như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không thể chở hết. Hiện giờ ở dưới đó hết lớp này xuống lại lớp kia lên không mấy khi vắng người". Nghe nói thế, bọn giặc kinh sợ cuối cùng chúng dỗ dành: - "Mày muốn tốt phải đưa chúng tao đi bắt sẽ có hậu thưởng, bằng không thì sẽ giết chết". - "Được, theo ta, ta chỉ cho!".

Quân giặc tưởng thật, bắt ông cùng với mười tên quân đem vó sắt ngồi trên thuyền nhỏ ra biển dò tìm. Thừa lúc chúng vô ý, ông nhảy tòm xuống nước trốn đi. Chúng nó trông nhau ngơ ngác. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá nặng, lại nghe Yết Kiêu nói nước Nam có nhiều người tài lặn nên cuối cùng chúng đành phải quay tàu trở về không dám quấy nhiễu nữa.

Nhà vua mừng quá, khen ngợi Yết Kiêu vô cùng, phong ông làm đại vương. Sau khi ông mất, mọi người nhớ ơn lập đền thờ ở cửa Vạn-ninh và ở nhiều cửa biển khác[1].

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/mot-so-meo-day-con-tap-noi

Truyện cổ tích Truyền Thuyết Lạc Long Quân Và Âu Cơ

f:id:ceoduy:20181107131303j:plain

 

Vì có sự tích về Lạc Long Quân và Âu Cơ, dân tộc Việt Nam thường kể mình chính là con rồng cháu tiên.

Ngày xửa ngày xưa, có người tên Lộc Tục, lấy hiệu là Kinh Dương Vương, là thủ lĩnh ở vùng Lĩnh Nam. Kinh Dương Vương có sức khỏe hơn người, còn có biệt tài là đi lại ở dưới nước giống như là đi lại trên cạn vậy.

Vào một ngày, Kinh Dương Vương đến hồ Động Đình dạo chơi, vô tình gặp được Long Nữ vốn là con gái của Long Vương, nảy sinh tình cảm, họ trở thành vợ thành chồng, không lâu sau thì sinh ra một người con trai và đặt tên đứa bé ấy là Sùng Lâm.

Khi trưởng thành, Sùng Lâm cũng rất khỏe mạnh, chàng có thể chỉ dùng một tay để nhấc bổng tảng đá lớn lên cao. Và cũng giống như cha của mình, Sùng Lâm cũng có tài đi lại được ở dưới nước. Đến khi chàng nối nghiệp của cha mình thì lấy hiệu cho mình là Lạc Long Quân.

Đất Lĩnh Nam bấy giờ còn rất hoang vu, chẳng nơi nào là được yên ổn cả, vì thế Lạc Long Quân mới quyết định sẽ đi du ngoạn ở khắp mọi nơi.

Khi đến vùng biển Đông Nam thì Lạc Long Quân bắt gặp con cá khổng lồ. Con cá này cũng đã sống được rất lâu đời rồi, mình của nó phải dài đến ngoài năm mươi trượng, cái đuôi của nó trông như cánh buồm lớn, còn miệng của nó rộng đến mức có thể một lúc nuốt chửng mười người. Lúc nó bơi có thể khiến sóng nổi lên ngất trời, tất cả những thuyền bè đi lại qua đó đều bị làm cho chìm ngỉm, còn người ở trên thuyền thì đều bị nuốt sống cả.

Con quái vật này khiến cho dân chài vùng ấy vô cùng khiếp sợ. Họ thường gọi là Ngư tinh. Còn chỗ ở của con Ngư tinh ấy chính là một hang động rất lớn ăn sâu dưới đáy biển, bên trên hang thì có dãy núi cao chia đôi miền duyên hải.

Khi biết tin thì Lạc Long Quân vô cùng tức giận, quyết tâm lập chí giết chết loài yêu ma quỷ quái ấy để trừ hại cho nhân dân. Chàng tự đóng cho mình một chiếc thuyền lớn và chắc chắn, sau đó rèn lấy một khối sắt với những cạnh sắc bén rồi đem đi nung đỏ. Chàng đem theo khối sắt, chèo thuyền tiến thẳng tới chỗ của Ngư tinh. Khi đến gần con quái vật kia, Lạc Long Quân liền giơ khối sắt giả như là cầm ngang một người định ném cho nó. Tưởng thật, Ngư tinh liền há to miệng ra để đớp mồi. Nhân cơ hội đó, Lạc Long Quân dùng sức phi khối sắt đang nóng bỏng ấy vào miệng con quái vật.

Ngư tinh vì thế bị cháy cả họng, nó vùng vẫy chống cự, nó quật chiếc đuôi lớn của mình vào chiếc thuyền. Lạc Long Quân nhanh nhẹn dùng gươm sắc chém con Ngư tinh ấy thành ba khúc. Phần đầu của nó liền biến thành một con chó biển định chạy trốn. Nhưng lạc Long Quân lại nâng đá chặn đường để giết con chó biển ấy, rồi chặt đầu nó ném lên trên núi, ngày nay người ta gọi nó là núi Cẩu Đầu Sơn. Còn phần mình của con Ngư tinh thì cứ thế trôi ra tận xứ Mạn Cẩu, ngày nay mang tên Cẩu Đầu Thủy. Còn lại phần đuôi thì Lạc Long Quân liền lột da rồi đem phủ lên trên hòn đảo ở giữa biển, ngày nay người ta gọi đảo ấy là đảo Bạch Long Vĩ.

Khi đã trừ xong Ngư tinh thì Lạc Long Quân lại tới vùng Long Biên. Nơi này nghe nói có một con cáo chín đuôi đã sống hơn ngàn năm và thành tinh rồi. Nó sống trong một cái hang sâu ở dưới chân hòn núi phía tây của Long Biên. Hằng ngày con yêu quái này thường biến thành người, rồi trà trộn vào trong xóm làng để mà dụ dỗ bắt cóc con gái nhà lành, sau đó đem về trong hang để hãm hại. Từ vùng Long Biên cho đến vùng núi Tản Viên, nơi nào cũng bị con Hồ tinh này ra tay hãm hại không biết bao nhiêu là người. Nhân dân sống ở hai miền này đều vô cùng sợ hãi, có không ít người đành bỏ ruộng đồng, bỏ nương rẫy đem nhau đến nơi khác để làm ăn, sinh sống.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/nhung-luu-y-khi-dung-khang-sinh-cho-tre

Vì thương dân nên Lạc Long Quân bèn một thân một mình đem theo gươm sắc tới chỗ hang của Hồ tinh để tìm cách mà diệt nó trừ hại. Khi mà Lạc Long Quân tới được cửa hang, Hồ tinh trú bên trong thấy có bóng người lập tức xông ra ngoài. Lạc Long Quân lập tức làm phép hô mưa gọi gió, làm sấm sét để vây chặt con yêu hồ. Lạc Long quân cùng Hồ tinh giao chiến liên tục ba ngày và ba đêm, sau đó con yêu quái cũng dần kiệt sức, nó muốn tìm đường để thoát thân. Nhưng Lạc Long Quân đã nhanh hơn, đuổi theo mà chặt đứt đầu của nó. Hồ tinh chết đi hiện lại nguyên hình vốn là con cáo chín đuôi khổng lồ.

Lạc Long Quân vội vàng vào trong hang để cứu người nào còn sống, sau đó chàng sai thủy tộc cùng dâng nước ở sông Cái lên xoáy hang của yêu quái thành một cái vực rất sâu, người ta quen gọi nơi ấy là đầm Xác Cáo, ngày nay thì gọi tên Tây Hồ.

Khi nạn Hồ tinh đã được dẹp yên thì nhân dân ở hai vùng này lại được trở về với cuộc sống cày cấy thanh bình, họ dựng xóm lập nhà ở trên khu vực đất cao nhất trong vùng và gọi đó là làng Hồ, ngày nay vẫn còn lại những dấu tích cổ.

Khi đã thấy được nhân dân ở vùng Long Biên làm ăn yên ổn rồi, Lạc Long Quân lại đi ngược lên trên vùng rừng núi thuộc đất Phong Châu. Vùng này nổi tiếng có cây cổ thụ mà người đời gọi tên là cây chiên đàn, cây cao mấy nghìn trượng, ngày trước thì cành lá của nó rất xum xuê và tươi tốt, những tán lá vươn ra che kín khoảng đất lớn. Tuy nhiên, nhiều năm sau thì cây đã khô héo và trở thành yêu quái, nhân dân gọi nó là Mộc tinh.

Không như những con yêu quái khác, Mộc tinh hung ác nhưng lại rất quỷ quyệt. Nó chẳng ở nơi nào cố định cả, nay thì nó ở khu rừng này, nhưng mai lại đổi sang khu rừng khác ngay. Không chỉ thế, nó thường hay biến hình thay dạng và ẩn nấp ở khắp mọi nơi, rồi dồn bắt con người để mà ăn thịt. Dù đi đến đâu thì cũng có thể nghe thấy được tiếng than khóc vô cùng thảm thiết của người dân. Vì thế nên Lạc Long Quân mới quyết tâm phải diệt trừ cho bằng được con yêu quái này, loại bỏ nguy hại cho nhân dân.

Bắt tay vào truy lùng con yêu quái, Lạc Long Quân đã phải luồn lách không biết bao nhiêu khu rừng, qua không biết bao nhiêu ngày đêm gian khổ thì mới có thể tìm ra được nơi ở của Mộc tinh. Sau đó Lạc Long Quân cùng giao chiến với Mộc tinh đủ trăm ngày trăm đêm, khiến cho trời long đất lở, khắp nơi đều là khói bụi mù mịt nhưng vẫn không cách nào thắng được con yêu quái kia. Sau cùng không còn cách nào khác, Lạc Long Quân đành dùng nhạc cụ có trống, chiêng để làm Mộc tinh khiếp sợ, dồn nó chạy đến phía Tây Nam và cứ sống quanh quẩn ở vùng ấy không dám đi đâu. Người ta đổi lại gọi nó là Quỷ Xương Cuồng.

Khi trừ xong nạn yêu ma quỷ quái ở đây, Lạc Long Quân lại trông thấy người dân ở vùng này đói khổ và thiếu thốn nhiều, không có quần áo mặc nên phải dùng vỏ cây để che thân, phải dùng cỏ tranh tết thành ổ để nằm. Vì vậy chàng liền dạy họ cách trồng ra lúa nếp, lại dạy cách dùng ống tre để thổi cơm, sau đó còn dạy cách đốn gỗ dựng nhà sàn ở phòng những thú dữ ở nơi rừng hoang. Lạc Long Quân cũng dạy cho họ biết cách ở cho đúng vợ chồng, cha con.

Nhân dân muốn cảm ơn công đức ấy của chàng, liền cùng nhau xây dựng một cung điện vô cùng nguy nga, tráng lệ trên đỉnh núi cao cho Lạc Long Quân. Nhưng chàng cũng không ở lại nơi này, mà thường trở về quê mẹ ở dưới thủy phủ, nhưng vẫn dặn dò dân chúng là: “Hễ ở trên này có điều thì tai biến hãy gọi ta, thì ta sẽ lập tức trở về!”.

Khi ấy Đế Lai ở phương Bắc mang theo quân tràn xuống vùng phía Nam. Và Đế Lai còn mang theo người con gái xinh đẹp mà mình yêu chiều nhất là Âu Cơ cùng voo số thị nữ cùng xuống. Vì thấy vùng Lĩnh Nam này phong cảnh xinh đẹp, có nhiều muông thú cùng gỗ quý nên Đế Lai liền lệnh cho đám quân của mình đắp lũy dựng thành định ở đây lâu dài.

Kể từ khi Đế Lai tràn xuống, nhân dân Lĩnh Nam phải phục dịch vô cùng cực khổ, mãi rồi cũng không chịu được nên họ liền hướng về phía biển Đông mà gọi lớn: “Bố ơi! Mau về cứu dân chúng con!”. Vừa dứt tiếng gọi thì Lạc Long Quân lập tức trở về.

Đồ chơi giáo dục mới nhất dành cho bé yêu Polesie chúc toàn thể các bạn nhỏ 1 ngày vui vẻ!

Sau khi Lạc Long Quân nghe dân kể lại toàn bộ câu chuyện thì chàng lập tức biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, đem theo hàng trăm người đầy tớ, vừa đi lại vừa hát tiến về phía lâu đài của Đế Lai. Nhưng khi đến nơi, Lạc Long Quân lại chẳng gặp được Đế Lai, ở đó chỉ có một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần đang ở cùng vô vàn thị tỳ, binh lính hầu hạ. Cô gái ấy chính là Âu Cơ.

Vì nhìn thấy Lạc Long Quân tuấn tú uy nghi nên nàng đem lòng mà say mê, quyết xin được theo Lạc Long Quân. Vì vậy Lạc Long Quân liền đưa nàng Âu Cơ đến cung điện mà nhân dân dựng cho mình ở tận trên núi cao.

Đến khi Đế Lai trở về lâu đài thì chẳng thấy con gái yêu của mình đâu, lo lắng cho con nên lập tức hạ lệnh cho quân lính của mình đi khắp nơi tìm kiếm, cứ như vậy hết ngày này lại qua ngày khác không ngơi nghỉ. Nhưng Lạc Long Quân lại sai hàng ngàn hàng vạn ác thú chặn đường và xé xác hết quân lính khiến cho chúng khiếp đảm mà bỏ chạy. Sau cùng, không làm được gì nên Đế Lai đành phải rút quân trở về phương Bắc.

Lạc Long Quân cùng Âu Cơ ở với nhau được một thời gian thì Âu Cơ mang thai, sau sinh ra được một cái bọc. Bảy ngày qua đi, cái bọc ấy nở ra được một trăm quả trứng. Và mỗi quả trứng lại nở ra được một người con trai. Một trăm người con trai ấy lớn nhanh như thổi, ai ai cũng đều khỏe mạnh, xinh đẹp và đều thông minh tuyệt trần.

Thời gian qua hàng chục năm, Lạc Long Quân có cuộc sống hạnh phúc đầm ấm cùng vợ và đàn con của mình. Tuy nhiên thì lòng chàng vẫn nhớ nhung nơi thủy phủ. Vào một ngày kia, Lạc Long Quân liền nói lời từ giã với Âu Cơ và một trăm người con trai, chàng hóa thành rồng và bay vụt lên mây, trở về với biển cả bao la.

Âu Cơ cùng với đàn con cũng rất muốn được theo Lạc Long Quân, nhưng vì không đi được nên đành buồn bã trở lại đỉnh núi. Và ngày này qua tháng khác, mọi người đều mỏi mắt mà mong chờ Lạc Long Quân trở về, nhưng mà chàng vẫn biền biệt chẳng thấy tăm hơi đâu cả.

Chờ mãi chẳng thấy Lạc Long quân về, vì nhớ chồng nên Âu Cơ lên trên đỉnh núi cao, nàng hướng về phía biển Đông mà gọi to: “Bố nó ơi! Sao chàng mãi không về để cho mẹ con thiếp sầu khổ mãi thế này!”.

Ngay tức khắc Lạc Long Quân xuất hiện. Âu Cơ liền trách: “Thiếp vốn được sinh ra nơi động lớn núi cao, ăn ở cùng chàng sinh ra trăm người con trai. Ấy vậy mà chàng nỡ lòng nào bỏ đi, bỏ mặc cho thiếp cùng các con phải khổ não bơ vơ.

Lạc Long Quân lại nói: “Ta vốn là loài rồng, còn nàng lại là giống tiên, chúng ta khó mà ăn ở được với nhau lâu dài. Ta tính như vậy, nay ta sẽ đem theo năm mươi con về nơi miền biển, còn nàng sẽ dẫn năm mươi con lên miền núi, chúng ta cùng chia nhau để trị vì mọi nơi, người lên núi, kẻ xuống biển, nếu như mà có gặp nguy hiểm gì thì lập tức báo cho người kia biết để mà giúp đỡ nhau, chớ đừng quên”.

Nói chuyện xong xuôi, cả hai cùng từ biệt, trăm người con của họ liền tỏa đi khắp các nơi. Và họ chính là tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng của họ ở lại trị vì đất Phong Châu, trở thành vua của nước Văn Lang và hiệu là Hùng Vương. Sau đó Hùng vương lại chia thành mười năm bộ, đặt ra tướng văn tướng võ là lạc hầu và lạc tướng. Còn con trai của vua thì được gọi là Quan Lang, còn con gái sẽ gọi là Mỵ Nương. Danh hiệu của vua được truyền từ đời này sang đời khác đều gọi chung là Hùng Vương.

Và Lạc Long Quân chính là người có công mở mang đất Lĩnh Nam, mang lại cho nhân dân sự yên ổn. Hùng Vương là người có công dựng nước, và truyền nối ngôi vua được mười tám đời. Bởi vì sự tích về Lạc Long Quân và Âu Cơ, dân tộc Việt Nam thường kể mình chính là con rồng cháu tiên.


Collected by Polesietoyshado

Truyện cổ tích Âm dương giao chiến và Sự tích cái chổi

Truyện cổ tích Âm dương giao chiến

f:id:ceoduy:20181107130524j:plain

 

Ngày ấy, có một trận mưa lụt rất dữ dội; khúc đê ở xã Thọ-triền bị vỡ, mùa màng hư hại, nhà cửa, súc vật trôi nổi theo dòng nước bạc. Một ông quận công họ Điền được lệnh vua đi đốc suất dân phu hàn lại đoạn đê đó. Thuyền của ông sắp đến khúc sông làng Kim-lũ, bọn thủy thủ bảo ông rằng: - "Ở đây có miếu Thủy thần rất thiêng, ai có thuyền qua đây phải ghé vào làm lễ mới có thể đi được. Vậy xin ngài hẵng cúng Thủy thần để đi cho được yên ổn". Quận công vốn là một nhà bác học uyên thâm lại thông thạo phép phù thủy nên vừa nghe nói thì trừng mắt bảo họ: - "Ta đây phụng mệnh vua đi làm việc nước. Dù hắn là thần đi chăng nữa, dám cản ta ư". Nói xong cứ thúc thủy thủ chèo đi mà không ghé vào đền.

Lúc đó Thủy thần đang ở bờ sông nghe nói thế, tức mình bèn hóa phép bắt thuyền đứng lại. Bọn thủy thủ cố chèo mãi nhưng mấy chiếc quan thuyền không tiến lên được bước nào. Biết là Thủy thần bắt đầu ngăn trở công việc của mình, quận công sai ghé thuyền lại gần đền, rồi đứng trước mũi thuyền lớn tiếng gọi Thủy thần mà mắng rằng:

- Nhà ngươi ngự trị ở một phương này, bàn dân hương khói luôn năm không khi nào tắt. Vậy mà đã không biết giúp dân để cho đê vỡ làm sinh linh trôi nổi khốn khổ, lại còn ngăn cản công việc hàn đê của ta là nghĩa thế nào? Nhà người biết điều thì hãy giúp ta làm cho xong việc, nếu không ta sẽ cho người phá đền đi đó.

Nghe nói thế Thủy thần nổi giận bèn sai xuất hiện trên sông năm chiếc thuyền đầy những quân hình người mặt cá cầm giáo mác vây xung quanh mấy chiếc quan thuyền. Quận công họ Điền không lấy thế làm lo sợ liền giở phép phù thủy: ngồi trong thuyền chỉ gươm, đánh quyết, niệm chú, vẽ bùa rồi ra lệnh cho lính tráng của mình bắn tên, lao thương vào địch. Hai bên giao chiến kịch liệt. Thủy thần thấy khó lòng thắng nổi, bèn làm trời đất mịt mù khắp cả một vùng ước đến một trống canh. Khi trời sáng ra, mọi người thấy năm chiếc thuyền kia đã biến mất. Rồi sau đó đoàn quan thuyền cũng tiến được đến chỗ đê vỡ.

Nhưng Thủy thần vẫn tức mình, cố sức theo đuổi để phá cho được. Quận công đốc suất dân phu thuyền bè quyết đắp nổi đê. Khi đê vừa hàn xong, mọi người sắp sửa ra về thì Thủy thần sai các giống cá lớn húc vào chỗ đê mới đắp làm cho đất long lở trôi đi. Riêng Thủy thần hóa làm một con cá chép rất lớn, nổi lên trên mặt nước giương vây như cánh buồm. Cá vùng vẫy mấy cái, sóng nổi ầm ầm, nước đánh váo chỗ hàn đê rất dữ. Thế là công phu khó nhọc của bao nhiêu người lại trôi theo dòng nước. Quận công vẫn không nản chí, lại bắt dân mấy phủ huyện khác đổ tới đắp. Cũng như lần trước, lần này sắp thành công lại bị Thủy thần ngấm ngầm phá hoại.

Mọi người nản lòng, khuyên quận công hãy đấu dịu để khỏi khổ dân. Quận công đành phải đến miếu Thủy thần khấn rằng:

- Hôm trước tôi qua miếu trót nói mấy câu xúc phạm. Vậy mong ngài nguôi giận phù hộ cho muôn dân đỡ khổ. Đắp xong tôi sẽ lễ tạ ngài.

Lần này đê hàn rất nhanh và rất chắc, to gấp hai đê cũ. Công việc chả mấy chốc hoàn thành. Khi tất công, quận công cho thuyền đến trước đền, nói to lên:

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/meo-day-con-tro-thanh-nguoi-co-suy-nghi-tich-cuc

- Bớ Thủy thần! Lần trước ta lừa ngươi đó thôi. Ta đâu có sợ ngươi. Bây giờ đê ta hàn xong rồi và rất vững, dù có trăm Thủy thần cũng không làm gì nổi.

Nghe nói thế, Thủy thần giận tràn hông, đêm ấy làm nổi sóng lên rất dữ, vì thế đê lại sạt một đoạn lớn. Quận công tức mình nói rằng: - "À đã thế, tao quyết trị đến nơi cho mày biết tay!".

Nói rồi ông sai mấy thủy thủ giỏi lặn lặn xuống điều tra kỹ địa thế khúc sông đó. Họ về cho ông biết ở gần đoạn đê vỡ có một cái vực sâu là sào huyệt của thủ hạ Thủy thần. Quận công lập tức sức cho các làng nạp tre, gỗ để đóng cừ xung quanh vực. Đoạn dựng mấy lò vôi, sai quân và dân đi lấy đá trắng về nung, mẻ này tiếp mẻ khác. Quận công còn trưng dụng tất cả các thuyền bè đi chở đá tảng, gạch ngói cùng cối đá thủng, v.v... đưa về chất bên này vực cao như một hòn đồi. Bên kia vực đá vôi nung cũng đổ cao như một hòn đồi. Rồi đó quận công sai một bên ném đá vôi, một bên ném gạch đá vụn. Nước sôi lên sùng sục. Bọn thủ hạ của Thủy thần đội lốt thủy tộc không kịp chạy trốn, chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước vô số. Đoạn ông mới quay sang hàn đê. Quả nhiên nhờ có việc lấp vực nên đê gắn xong ngay.

Thủy thần thù Điền quận công vô hạn. Hắn quyết chí ám hại ông ta. Hơn một tháng sau hắn làm cho quận công ốm nặng. Trên giường bệnh người quận công cứ nóng như lửa. Nhà vua phái các danh sư tới nhà thuốc men điều trị, nhưng bệnh ngày càng trầm trọng. Sau đó thì chết. Quận công có một người chị là Ngô Thuận Phi lấy vua. Một hôm quận công ứng đồng ở làng mình nói: - "Ta mắc kế độc của Thủy thần mà chết. Ta quyết báo thù chứ không chịu thua. Hãy báo giúp với chị ta sắm sửa voi ngựa khí giới để ta trả thù". Nghe tin báo, Ngô Thuận Phi làm theo lời em và khấn: - "Dầu được hay thua, em cũng tin cho chị biết với!".

Từ khi được voi ngựa, thuyền bè, khí giới, quận công giao chiến với Thủy thần nhiều trận kịch liệt. Người ta thấy trước đền Thủy thần sóng gió ầm ầm, nước bắn tứ tung, bọt nổi trắng xóa cả một vùng mặt sông. Các loài tôm cá tập hợp rất đông, thỉnh thoảng chạy rạt từ nhánh sông này sang nhánh sông kia.

Sau cùng lại thấy sóng im gió lặng, các loài thủy tộc chết nổi lên nhiều lắm, những con còn lại cũng bỏ trốn khắp nơi. Khúc đê sạt ở làng Thọ-triền sau đó không thấy vỡ thêm nữa.

Ít lâu sau đó, quận công báo mộng cho chị biết mình mấy lần đánh với Thủy thần thắng thì có thắng, nhưng thế lực của hắn vẫn còn mạnh. Vậy nhờ chị hãy lập cho một ngôi đền để ở, hẵng tạm đình chiến một thời gian.

Từ đó ngôi đền của Thủy thần cũng không thiêng như trước.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/nhung-luu-y-va-phong-tranh-co-giat-khi-tre-bi-sot-cao

Truyện cổ tích Sự tích cái chổi

f:id:ceoduy:20181107130613j:plain

 

Vì sao, trong dịp Tết nguyên đán, người ta có tục lệ kiêng không quét nhà.

Ngày xưa ở trên cung điện nhà trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay. Bà chế những món bánh trái tuyệt phẩm, làm những thức ăn ngon đến nỗi chỉ nếm qua một miếng là không thể nào quên được. Cho nên Ngọc Hoàng thượng đế cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn cho mình ở thiên trù. Nhưng bà lại hay ăn vụng và tham lam. Lệ nhà trời những người hầu hạ đều có thức ăn riêng, nhất thiết không được đụng chạm đến ngự thiện, dù là Ngọc Hoàng ăn thừa cũng vậy. Nhưng luật lệ đó không ngăn được những người đang sẵn thèm khát. Người đàn bà vẫn tìm đủ mọi cách để làm cho kho thức ăn của nhà Trời hao hụt.

Tuy đã quá tuổi xuân, bà ta lại yêu một lão vốn chăn ngựa cho thiên đình. Đời sống của những người chăn ngựa thì ở cõi trời cũng như cõi đất đều cực khổ không kém gì nhau. Ông ta thích rượu và từ khi gặp người đàn bà này lại thèm ăn ngon. Bà ta say mê ông tưởng trên đời không còn gì hơn được. Mỗi lúc thấy người đàn ông đó thèm thức ăn, đồ uống của nhà Trời, bà ta không ngại ngần gì cả. Đã nhiều phen bà lấy cắp rượu thịt trong thiên trù giấu đưa ra cho ông. Và cũng nhiều phen bà dắt ông lẻn vào kho rượu, mặc sức cho ông bí tỷ.

Một hôm, Ngọc Hoàng thượng đế mở tiệc đãi quần thần. Bà và các bạn nấu bếp khác làm việc tíu tít. Chỉ vào chập tối, các món ăn đã phải làm đầy đủ. Rồi khi ánh nguyệt của đêm rằm sáng lòa là mọi người bắt đầu vào tiệc.

Nhưng giữa lúc cỗ đang bay lên mâm thì từ đằng xa, bà đã nghe tiếng lão chăn ngựa hát. Bà biết ông tìm mình. Bà lật đật ra đón và đưa giấu ông ta vào phía góc chạn. Bà đưa cho ông mấy chén rượu, thứ rượu ngon nhất của thiên tào rồi trở ra làm nốt mẻ bánh hạnh nhân.

Đồ chơi giáo dục kỹ năng sống cần thiết cho bé Polesie Toys VN chúc các bạn vui vẻ!

Người đàn ông đó mới đi tắm ngựa ở bến sông về. Bưng lấy bát cơm hẩm, ông sực nhớ đến rượu thịt bây giờ chắc đang ê hề ở thiên trù, nên vội lẻn đến đây. Trong bóng tối, ông nuốt ực mấy chén rượu lấy làm khoái. Chén rượu quả ngon tuyệt, hơi men bốc lên làm ông choáng váng. Ông bỗng thèm một thức gì để đưa cay. Trong bóng tối trên giá mâm đặt ở gần đó, có biết bao là mỹ vị mùi thơm phưng phức. Đang đói sẵn, ông giở lồng bàn sờ soạng bốc lấy bốc để...

Khi những người lính hầu vô tình bưng mâm ngự thiện ra thì bát nào bát ấy đều như đã có người nào nếm trước. Ngọc Hoàng thượng đế vừa trông thấy không ngăn được cơn thịnh nộ. Tiếng quát tháo của Ngọc Hoàng dữ dội làm cho mọi người sợ hãi. Bữa tiệc vì thế mất vui. Người đàn bà nấu bếp cúi đầu nhận tội. Và sau đó thì cả hai người cùng bị đày xuống trần làm chổi để phải làm việc luôn tay không nghỉ và tìm thức ăn trong những rác rưởi dơ bẩn của trần gian. Đó là tội nặng nhất ở thiên đình.

Lâu về sau, thấy phạm nhân bày tỏ nông nỗi là phải làm khổ sai ngày này qua tháng khác không lúc nào ngơi tay, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh cho họ được nghỉ ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết nguyên đán. Bởi vậy đời sau trong dịp Tết nguyên đán, người ta có tục lệ kiêng không quét nhà.

Người Việt-nam chúng ta có câu đố về cái chổi "Trong nhà có một bà hay la liếm" mô tả thần tình động tác quét nhà nhưng trong đó chắc có ngụ ý nhắc lại sự tích của cái chổi.


Collected by Polesietoyshado

Truyện cổ tích Ông Ồ và Con voi với người quản tượng già

Truyện cổ tích Ông Ồ

f:id:ceoduy:20181107124915j:plain

 

Ngày xưa ở cửa Sót thuộc Hà-tĩnh có một người làng chài có sức khỏe hơn đời. Ông ta làm việc gấp đôi gấp ba người thường, sức ăn mỗi bữa có thể hết một nồi mười cơm. Nghề vật thì rất giỏi, những tay đô vật trong vùng đều hàng phục. Ông ta vẫn lấy thế làm kiêu hãnh.

Nghe tiếng đồn về một người kẻ Ngật tên là ông Ồ có sức khỏe đặc biệt, nên ông có ý muốn tìm đến đọ tài một phen. Nghĩ vậy, một hôm ông quảy hai chum kiệu nước mắm tìm đường đến kẻ Ngật để nhân bán nước mắm dò hỏi cho ra ông Ồ, xem thử mặt mũi thế nào.

Ông đến kẻ Ngật thì trời vừa trưa. Thấy có một ông già đang cày ruộng bên đường, ông bèn dừng lại hỏi thăm:

- Cụ làm ơn chỉ giúp đường vào nhà ông Ồ.

Ông già đáp:

- Chính tôi là ông Ồ đây, ông muốn hỏi việc gì?

Khách chưa biết ông Ồ là người thế nào nên không muốn nói vội mục đích của mình là thi tài, chỉ đáp:

- Tôi nghe tiếng nên muốn đến làm quen.

- Ông chịu khó chờ một tý, ông già đáp, chỉ còn vài dường cày nữa là xong, tôi sẽ đưa ông về nhà chơi!

Nói rồi ông già giục trâu cày nhanh. Người làng chài đặt gánh bên vệ đường chờ.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/nhung-luu-y-ve-benh-nam-luoi-o-tre-nho

Bỗng nghe "rắc" một tiếng, nhìn lại thì ra cái náp[5] cày bị gãy, người làng chài nghĩ bụng: - "Thôi gãy náp rồi, thế nào ông này cũng phải về thôi!". Nhưng ông ta lấy làm ngạc nhiên khi thấy ông Ô thò ngón tay trỏ của mình vào chỗ vẫn xỏ cái náp để thế cho cái náp, rồi giục trâu đi như không có việc gì xảy ra. Người làng chài chột dạ, nghĩ bụng: - "Trời ôi! Ông này phải là xương đồng da sắt thì mới dám dùng ngón tay thay cho cái náp".

Sau khi cày xong, người làng chài thấy ông Ồ thôi cày, tháo ách cho trâu nghỉ, rồi rửa cày đưa lên bờ ruộng. Bỗng lại thấy ông Ồ xuống ruộng dùng hai cánh tay nhấc bổng trâu lên khỏa chân trâu mấy cái ở vũng nước cho sạch bùn rồi bỏ lên bờ. Ông kia thấy vậy từ chột dạ đến kinh ngạc, nhưng vẫn nghĩ bụng: - "Nhấc bổng trâu như vậy chưa chắc đã là khỏe". Nghĩ vậy, không hỏi gì thêm, ông ta chỉ lẳng lặng quảy hai chum kiệu theo ông già về xóm.

Ông Ồ đưa khách về đến nhà rồi nói: - "Chẳng mấy khi ông quá bộ tới chơi, mời ông ở lại ăn cơm với chúng tôi". Đoạn, ông lấy chiếc bung ra bắc lên bếp, đổ gạo vào rồi đi nhóm lửa. Một đứa cháu của ông đang ngủ bỗng thức dậy khóc ré lên, ông phải chạy lại ẵm cháu rồi bảo khách:

- Trong nhà hết mất củi, ngoài góc vườn đàng Đông có một gốc tre khô, nay tôi bận thằng cháu, phiền ông ra lôi nó vào đây ta đun.

Khách đi ra được một lát lại trở vào mượn cái thuổng để xắn gốc tre. Ông Ồ nói:

- Thằng con tôi nó mang đi làm chưa về. Cái gốc tre khô ấy cũng dễ nhổ thôi?

Nói đoạn ông chạy ra vườn, một tay vẫn bế cháu, một tay lay gốc tre khô chỉ vài lần là đã bật gốc. Đến đây khách từ kinh ngạc đến thán phục, nhưng vẫn không nói gì.

Cơm vừa chín, ông Ồ đặt mâm, dọn cà mắm và mời khách ăn thực tình cho. Người làng chài cố nuốt lắm mới hết một phần ba bung cơm. Nhưng ông ta lấy làm kinh ngạc khi thấy chủ nhân cứ ngồi tỳ tỳ chén hết số cơm còn lại trong bung mà coi bộ vẫn còn thòm thèm.

Ăn xong, chủ khách ngồi uống nước. Ông Ồ lúc này mới hỏi khách:

- Chẳng hay ông đến gặp tôi có việc gì?

Người làng chài không còn dám nói ý định của mình trước đây nữa, chỉ múc ra một vò nước mắm và nói:

- Tôi nghe tiếng ông khỏe nên mang đến tặng ông một vò nước mắm làm quen.

Rồi đó người làng chài quảy hai chum kiệu đi thẳng.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/nhung-luu-y-danh-cho-bo-me-cho-tre-an-khi-be-moc-rang

Truyện cổ tích Con voi với người quản tượng già

f:id:ceoduy:20181107125022j:plain

 

Vào đời nhà Lê, nhà vua có nuôi một con voi rất khôn, dùng để cỡi...

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, nhà vua có nuôi một con voi rất khôn, dùng để cỡi. Voi có 3 cái đai bằng vàng đeo chặt ở cổ. Đến thời Lê mạt vận, con voi không chịu ở với ai nữa. Voi bỏ vào núi ở Truông Đay Thùng. Người quản tượng (giữ voi) có tên là đội Mậu cũng về hưu. Năm 70 tuổi, ông đau yếu nghèo không tiền mua thuốc, phải lên núi kiếm rễ cây làm thuốc. Đang lúc ông lom khom đào rễ cây, thì con voi chạy đến, nhận diện ra người giữ mình khi xưa. Voi lấy vòi quấn ngang bụng đội Mậu, cắm ngà xuống đất, chảy nước mắt, tỏ tình thương nhớ.

Lúc đầu, đội Mậu hoảng hồn, không nhận ra voi, sợ voi vật mình chết. Đến khi thấy voi kéo tay mình để vào chỗ đai vàng đã phủ rêu mốc, tỏ ý bảo hãy lấy đi, thì ông mới nhớ ra con vật mình đã chăn giữ thương yêu ngày xưa. Ông nghĩ bụng: Nếu như cạy đai vàng ra, thì cổ voi sẽ đau đớn, sẽ chảy máu, tội nghiệp nó, nên ông xua tay, lắc đầu, tỏ ý từ chối không chịu làm vậy.

Nhưng voi không chịu, cứ lấy tay đội Mậu đặt vào chỗ 3 đai vàng ở cổ. Ông đành cố cạy, nhưng đến tối trời mà vẫn chưa cạy đai ra được. Ông cúi đầu lạy voi xin về, nhưng voi nhất định giữ ông lại. Đến gần canh hai, người quản tượng già vẫn không gỡ được đai vàng ở cổ voi. Ông khóc bảo voi:

– Ông quận ơi, chân tay tôi già yếu. Mà ở đây núi rừng tối tăm, nguy hiểm cho tôi lắm. Ông thương tôi với.

Tác dụng của đồ chơi vận động cho bé yêu Polesie Toys VN chúc cả nhà 1 ngày thành công!

Con voi chừng như thông cảm, quỳ xuống cho đội Mậu leo lên lưng voi ngồi, rồi đưa ông về.

Khoảng chừng canh tư, thì về tới nhà. Vợ con đội Mậu thấy voi đi vào sân, sợ hãi toan bỏ chạy. Ông lên tiếng trấn an:

– Đừng sợ, Ông quận này thuở trước theo hầu Vua, tôi theo giữ ông. Hôm nay ông gặp tôi trên núi, ông thương, đưa về đó mà.

Trong vườn sẵn có mấy sào mía, đội Mậu bảo vợ con chặt hết, đem đãi cho voi ăn. Ông còn mua cả 3 quan tiền rượu mời voi uống nữa. Trời gần sáng, voi tỏ ý muốn đi, lấy vòi đưa hai cha con ông đội đặt lên lưng mình, rồi lại chở họ trở về núi. Đến nơi, thì trời sáng bạch. Voi lại bắt tay đội Mậu đặt vào chỗ có đai vàng, ý bảo phải lấy đai đi.

Ông Mậu bảo con:

– Ông quận đã cho, cha con mình phải nhận lấy.

Người quản tượng già bèn cùng con trai lấy dao cạy ra được 2 đai vàng. Máu chảy ướt đẫm cổ voi. Xót thương cho con vật có tình nghĩa, đội Mậu lạy voi xin thôi. Ông kiếm lá thuốc rịt vết thương cho cầm máu, rồi ông ôm chân voi, khóc từ giã. Đội Mậu đem số vàng voi cho về nhà. Từ đó, gia đình ông sống dư giã cho đến chết.

Khi quân Tây Sơn ra Bắc Hà, vua Quang Trung nghe dân chúng kể về con voi đời vua Lê đang ngự ở trên núi Đầu Tượng. Vua bèn sai quan quân vào núi tìm. Nhưng không ai thấy dấu vết của voi đâu nữa


Collected by Polesietoyshado

Truyện cổ tích Giết thuồng luồng

Truyện cổ tích Giết thuồng luồng

f:id:ceoduy:20181107123944j:plain

 

Ngày xưa, ở làng Hoa-viên, bây giờ thuộc tỉnh Hà-tĩnh, có một anh chàng tên là Hai. Lúc còn trẻ, cha mất sớm, anh chàng mặc sức chơi bời, mẹ không thể ngăn cản nổi. Hàng ngày ra đồng, anh lên một mô đất cao cùng với chúng bạn tập nhảy, tập vật.

Trong nhà có nuôi một con trâu đực dữ, hay chọi, hay lồng. Vì thế đứa ở đi cày thường bị gãy cày. Một hôm Hai đi đâu về. Người mẹ trách con:

- Mày hay nghịch hay ngợm, suốt ngày đi mất biệt không làm được việc gì.

Hắn trả lời:

- Được mai con sẽ đi cày cho.

Qua ngày mai, Hai vác cày đánh trâu ra đồng. Vừa cày được một vạt đất trâu quen mui tha cày chạy. Anh chàng giận quá vứt cày, chạy vượt lên trước trâu, nắm lấy sừng. Trâu nổi xung húc luôn vào người. Anh chàng thuận tay thoi cho mấy cái, trâu ngã lăn quay xuống đất.

Thấy trâu chết, hắn không hoảng hốt; sẵn dao bên lưng bèn xả trâu làm bốn quày. Đoạn, hắn gọi người làng nhờ khiêng hai quày về cho mẹ mình, còn hai quày nữa buộc vào đòn quảy đi. Khi người mẹ thấy kết quả việc đi cày của con như thế thì giận lắm, vội thuê một người đuổi theo để đánh cho con một trận. Hai đang đi, bỗng thấy một người đuổi phía sau, vẻ hung hăng muốn gây sự, liền đặt gánh xuống vào bụi bẻ một cây lớn, xắn ống tay áo và nói: - "Muốn nếm thử một cây này thì cứ việc lại đây!". Thấy thế, người kia sợ quá, lủi một mạch.

Hai cứ hướng về phương Bắc đi miết. Lúc nào đói bụng thì xẻo thịt nướng ăn. Miếng thịt cuối cùng vừa hết thì chàng đã ngao du ở tỉnh thành Nghệ-an. Chàng đi lang thang khắp nơi; cuối cùng vào dinh quan bố đánh bạo xin làm thuê. Thấy chàng khỏe mạnh, vợ quan bố nhận cho vào làm. Chàng vỗ bụng xin ăn. Vợ quan bố đưa cho một rá cơm nguội. Chàng ngồi một chốc ngốn hết rá cơm. Thấy hắn ăn quá tợn, vợ quan bố phàn nàn:

- Ăn dữ như thế, chả biết làm việc có ra gì không?

Hai không nói gì cả chỉ hỏi:

- Bây giờ bà bảo làm việc gì?

- Đi gánh cho tôi ít gánh nước!

- Trong nhà có cái gì để gánh nước không?

Vợ quan bố chỉ một dãy vò và bảo:

- Đó, chọn lấy một đôi mà đi!

Hai bĩu môi:

- Nhỏ quá! Gánh mất công.

- Thế thì có đôi cong, chỉ sợ anh gánh không nổi.

- Cũng còn nhỏ - hắn đáp.

Vợ quan bố hơi ngạc nhiên, chỉ vào một đôi chum:

- Anh có gánh được cái này không?

- Cũng còn bé.

Thấy vợ quan bố ngơ ngác, anh chàng bảo:

- Bà ra bến mua cho một đôi song lớn, một cây mét già và chọn trong nhà cho tôi một đôi chum kiệu. Có như thế gánh mới phỉ sức.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/nhung-do-an-nen-tranh-cho-be-su-dung-de-tranh-day-thi-som

Hôm đó ở tỉnh có mở hội lớn. Anh chàng gánh hai chum kiệu nước về, thấy có đám vật bèn đặt gánh, đứng lại xem. Giữa khi ấy có một đô vật vô địch, từ sáng đến chiều đã hạ luôn một lúc mười mấy người. Hắn đang múa tay thách thức tất cả mọi đô vật khác với một vẻ kiêu ngạo. Thấy anh chàng gánh được đôi chum kiệu đầy nước, lại có dáng mạnh khỏe, mọi người giục vào đấu. Ban đầu Hai chối từ, sau vì nhiều người nói vào mãi, đành nhận lời, nhưng chàng bắt đối phương phải làm giấy cam đoan: sống hay, chết bỏ.

Mới lượn được vài vòng, Hai đã nhảy vào quật ngã đối phương xuống đất rồi nắm hai chân hắn quẳng ra ngoài vòng. Đoạn anh chàng vỗ đùi nhảy lên nóc nhà. Khi người ta nhìn lại người kia thì hắn đã sặc máu mà chết.

Ở Sông Lam gần bến đò Lách hồi đó có một con thuồng luồng rất lớn. Mỗi lần có thuyền bè đi qua, nó thường cuộn mình gây thành sóng gió dữ dội làm cho thuyền đắm; bao nhiêu mạng người chìm xuống nước đều không thoát được miệng nó. Bởi thế khúc sông ấy vắng bóng thuyền bè qua lại. Triều đình cũng bó tay. Cuối cùng nhà vua sai yết thị cho mọi miền, hễ ai có cách gì giết được con thủy quái thì sẽ phong cho quan tước.

Hai nghe tin liền ra mắt quan trên, xin tự mình đi diệt trừ con vật. Chàng chỉ xin quan rèn cho mình ba cái khuy sắt và chín chiếc dao găm. Khi đã có những vật cần thiết, chàng sai nối ba dây song tốt, mỗi dây song buộc vào một khuy. Khuy ấy buộc vào người, hai cái ở hai nách: một cái đằng sau lưng. Đoạn chàng buộc thắt lưng vào người, giắt chín lưỡi dao quanh bụng. Trước khi xuống nước, chàng trao đầu dây song cho những người trên thuyền, dặn họ hễ thấy đầu dây giật giật thì kéo lên ngay. Chàng lại dặn họ nấu cho một nồi nước sẵn sàng để tắm.

Hai xuống nước đi mãi đến tận đáy sông mà không thấy thuồng luồng. Chàng len lỏi tìm khắp các vực. Cuối cùng bắt gặp con thủy quái đang nằm lù lù một đống trong một cái hang. Thấy động, thuồng luồng xông ra há miệng rất to toan vồ chàng. Chàng tránh rất lẹ lại nhảy lên lưng, giơ dao đâm vào cạnh sườn. Con vật đau quá tức tối cuộn đi cuộn lại nhưng chàng vẫn bám sát không rời. Những người trên bờ chỉ trông thấy nước ùn ùn sủi lên, sóng từ bên này cuộn sang bên kia, đập dồn dập như ngày có bão táp.

Mãi đến trưa, Hai đã đâm được 6, 7 con dao vào thân thuồng luồng. Chàng giật dây cho họ kéo lên. Người chàng và khố của chàng đầy nhớt con quái vật. Phảng phất một mùi tanh lợm mửa. Chàng bảo họ:

- Tôi còn phải lấy thêm dao xuống đâm cho kỳ chết hẳn mới thôi!

Lần này, thuồng luồng đã bị thương nên sức lực yếu ớt. Hai đâm bồi cho mấy nhát vào bụng nó, con quái vật giãy giụa chết, máu lênh láng đỏ cả mặt sông.

Hai sung sướng chặt thủ cấp quái vật đưa lên khỏi mặt nước. Chàng nhớ mấy người bạn kỳ cọ rất kỹ cho hết máu và nhớt của thuồng luồng dính vào người. Không ngờ nhớt độc của thuồng luồng đã lọt vào hai lỗ mũi chàng, không có cách gì làm cho sạch được. Nhớt độc lại từ chỗ đó thẫm dần lên óc. Cuối cùng, Hai bị thối óc mà chết.

Mọi người rất thương chàng. Người ta lập đền thờ gọi là đền Đại vương Hai. Miếng đất chàng luyện tập hồi nhỏ nay vẫn còn: người ta gọi là hòn mô Đại vương, hoặc cũng gọi là hòn mô Cầu Hàn.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/nhung-thuong-hieu-do-choi-hang-dau-the-gioi-hien-nay-danh-cho-bo-me

Truyện cổ tích Sự tích dưa hấu

f:id:ceoduy:20181107124058j:plain

 

Ngày xửa ngày xưa, có chàng trai trẻ tuổi tên gọi Mai An Tiêm. Vốn chàng ở một nước rất xa tận ngoài vùng biển phía Nam, sau này lại bị bán trở thành nô. Vào một ngày nọ, bọn lái buôn đem chàng tới bán lại cho Hùng Vương làm nô lệ.

Mai An Tiêm sáng dạ nên rất nhanh học được cách nói tiếng Việt. Hơn nữa chàng nhớ được rất nhiều chuyện, biết về nhiều thứ thường thức, có rất nhiều tài nghệ khác nhau. Bởi chàng đa tài lại chăm chỉ, nhà vua càng ngày càng yêu thích, luôn cho chàng theo hầu bên cạnh mình.

Vào năm Mai An Tiêm được ba mươi lăm tuổi thì chàng được thăng lên làm quan hầu cận của nhà vua, còn có được một căn nhà riêng ngay cạnh cung của vua. Còn vợ của Mai chính là con gái nuôi của nhà vua, cả hai đã có được một đứa con trai năm tuổi. Trong nhà của Mai cũng có đủ người hầu kẻ hạ, cũng chẳng thiếu thốn vật ngon hay của lạ gì cả.

Tuy rằng oai quyền của chàng cũng chẳng lớn lắm, nhưng lại rất được mọi người xung quanh nể phục. Bởi vậy có không ít người thường xuyên lui tới chỗ chàng để mà cầu cạnh công kia việc nọ. Nhưng bởi vì thấy Mai có được địa vị cao nên cũng chẳng thiếu những kẻ ganh ghét, đố kị.

Vào một ngày nọ có bữa tiệc chiêu đãi các quan khách, đang lúc mọi người đua nhau nói lời xu nịnh, tâng bốc thì Mai An Tiêm khiêm nhường mà bảo với họ rằng:

– Cũng có gì đâu! Mọi thứ ở trong nhà này vốn là vật tiền thân bên người tôi thôi!

Mai nói vô cùng tự nhiên. Nhưng đó là vì tôn giáo ở nơi xứ sở chàng sống trước đây có cho rằng việc hiện tại sướng hay khổ chính là kết quả từ sự ăn ở xấu hay là tốt ở tiền kiếp.

Tuy nhiên trong số những quan khách dự tiệc ngày đó cũng có mấy viên quan hầu thân cận của nhà vua, chúng vốn trong lòng nuôi mối ghen ghét với Mai từ đã lâu. Chính vì thế khi nghe Mai nói vậy liền chụp lấy những lời nói của Mai mà cho rằng đó là những lời ngạo mạn, sau chúng vội vàng vào cung diện kiến tâu lại toàn bộ cho nhà vua được biết. Khi vua Hùng nghe được câu chuyện thì giận dữ vô cùng. Vua gầm lớn:

– Chà! Thằng này láo! Hôm nay nó đã nói được như thế, thì không biết ngày mai nó còn nói ra được những lời bất kính cỡ nào. Đúng là quân nô phản trắc mà! Mau gô cổ nó lại!

Ngay buổi chiều ngày hôm ấy thì Mai bị quân lính tới nhà riêng bắt đem bỏ ngục. Lúc bấy giờ thì chàng mới chợt hiểu ra rằng mình lỡ lời nên chọc giận nhà vua. Chàng tự nhủ với mình:

– Nếu ta lại bị đày đọa kể từ nay thì chắc hẳn do kiếp trước của ta đã có hành động cư xử không đúng.

Đồ chơi thông minh thiết bị giáo dục cho bé 2 tuổi Polesie chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Cùng lúc đó ở trong triều, tất cả các quan đều được triệu gọi để họp bàn phương thức xử lí chàng Mai An Tiêm. Có không ít người đưa ra phương án xử tử chàng. Cũng có người đề nghị thi hành phương thức cắt gót chân. Tuy nhiên thì lại có một lão quan đưa ra ý kiến khiến cho Hùng Vương phải chú ý, đó là:

– Hắn chịu tội chết cũng xứng đáng thôi. Tuy nhiên thì trước khi hắn chết thì chúng ta vẫn nên cho hắn nhận thức rõ ràng và thấm thía một chuyện, đó là tất cả những thứ của cải mà trước đây hắn hưởng thụ đều là do ơn trời ơn bể mà bệ hạ ban cho, chứ chẳng phải là thứ tiền thân của hắn. Thần có nghe được ở ngoài cửa Nga Sơn ấy có một hòn đảo hoang. Chúng ta cứ cho hắn ra ngoài đấy cùng một đến hai tháng lương, cho hắn ngồi suy ngẫm thật kĩ về thứ “vật tiền thân” mà hắn nói trước khi chịu chết.

Lời nói của lão quan được tất cả mọi người ủng hộ, vua Hùng cũng hết sức tán thành ý kiến này. Tuy nhiên sau khi hạ lệnh xuống thì vua có dặn dò thêm là:

– Hãy chuẩn bị cho hắn số lương đủ dùng trong một mùa, nhớ không”.

Ngày Mai An Tiêm bị đưa đi đày ngoài đảo hoang, dù tất cả mọi người hết lời can ngăn thì vợ của chàng vẫn quyết định khăn gói theo chồng tới đảo vắng. Nàng cũng không quên bế theo đứa con trai năm tuổi của mình cùng đi. Thấy việc làm của nàng, chẳng một ai tán thành, họ đều cương quyết coi đó là một việc làm hết sức rồ dại và ngu ngốc. Nhưng nàng vẫn một mực tin vào lời nói của chồng mình:

– Trời sinh voi rồi lại sinh cỏ. Có gì phải lo!

Tuy nhiên khi chính thức đặt chân lên bãi cát dài mịt mù và hoang vu ấy, người thiếu phụ lúc này cũng không cách nào để mà ngăn được cảm xúc tủi thân đang trào dâng trong lòng, nàng chỉ biết gục vào vai chồng mà nức nở:

– Khéo chúng ta chết ở đây mất thôi!

Mai vẫn bình tĩnh ôm con mà bảo vợ rằng:

– Trời lúc nào cũng có mắt cả. Chúng ta phải phấn chấn lên chứ. Không cần lo lắng!

Hơn một tháng sau ngày lên đảo hoang, cuộc sống ở đảo của gia đình nhà Mai An Tiêm cũng đã dần ổn định. Cả nhà cùng sống chui ở trong những hốc đá, cửa hang thì đan phên chắn lên, cũng coi như là che được sương gió bên ngoài. Còn vấn đề nước uống cũng không cần phải lo lắng gì nhiều, bởi vì gần đấy cũng có suối nước chảy qua. Tuy không có muối, nhưng lại có ngay nước biển thay thế. Tuy nhiên thì vấn đề quan trọng nhất hiện nay của họ chính là làm sao để mà kéo dài được sự sống cho cả nhà? Cả hai vợ chồng đều cùng nhìn vào trong bồ đựng gạo đã vơi nhiều mà rầu rĩ nói:

– Nếu như mà chúng ta có được một nắm hạt giống thôi thì cũng chẳng lo ngại chuyện gì nữa.

Đột nhiên ngày nọ có đàn chim lớn từ phương Tây bay đến, chúng đậu xuống đen kịt cả bãi cát dài. Sau đó chúng lại cùng nhau bay tới chỗ ở của hai vợ chồng Mai An Tiêm, rồi chúng cứ kêu váng lên, chúng đem thả xuống bãi khoảng năm, sáu hạt gì đó đen đen.

Không lâu sau thì những hạt giống ấy nảy mầm, mọc ra thành những cây dây rồi mọc lan hết cả bãi, từ một bãi cát trắng bây giờ đã được bao phủ một màu xanh um tươi tốt. Dây xanh lan tới đâu thì lại mọc ra những quả xanh mơn mởn.

Một thời gian sau, khi hai vợ chồng Mai An Tiêm đưa nhau tới xem thì thấy những quả xanh con ngày nào giờ đã lớn nhanh như thổi, vỏ xanh mượt, mà quả nào quả nấy đều to cỡ đầu người.

Thấy quả lạ, Mai liền đem trẩy lấy một quả, sau khi bổ ra thì ruột bên trong là một màu đỏ hồng đẹp mắt, còn có lốm đốm những hạt màu đen nhánh. Cả nhà cùng nhau nếm thử thì thấy trái này có vị ngọt ngọt thanh thanh rất dễ chịu. Càng ăn lại càng cảm thấy ruột gan cũng mát hết cả. Mai lập tức reo lên đầy vui mừng:

– Chao ôi! Đây chính là một loại dưa lạ mà chúng ta chưa từng thấy bao giờ. Vậy hãy gọi nó là dưa Tây đi, bởi vì những hạt giống của loại dưa này được đàn chim đem từ phương Tây tới đây, mang từ đất liền ra tới tận đảo nhỏ này cho chúng ta. Vậy là trời có mắt, trời đã cho chúng ta con đường sống rồi đấy!

Kể từ ngày đó thì cả hai vợ chồng Mai An Tiêm đều cố gắng hết sức đem hạt giống của dưa trồng thêm thật nhiều ở trên bãi. Họ đã trù tính sẽ ăn dưa này thay cơm, tiết kiệm số gạo ít ỏi còn sót lại trong bồ kia.


Collected by Polesietoyshado

Truyện cổ tích Thạch sanh và Cáo cụt đuôi

Truyện cổ tích Thạch sanh

f:id:ceoduy:20181107123054j:plain

 

Ngày xưa ở quận Cao-bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Nhà họ nghèo hàng ngày phải lên rừng chặt những bó củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Họ ham giúp người như đắp đường khơi cống, đỡ đần kẻ già người yếu mà không nề hà gì cả. Thấy họ tốt bụng, Ngọc hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng trải đã mấy năm mà không sinh nở. Giữa khi ấy, người chồng lâm bệnh rồi chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một đứa con trai.

Thằng bé khôn lớn thì người mẹ cũng theo chồng từ giã cõi trần. Nó sống côi cút trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Người ta gọi là Thạch Sanh. Giang sơn của Thạch Sanh chỉ có mỗi một lưỡi búa của cha để lại hàng ngày đưa lên rừng đốn củi. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa: có thiên thần được Ngọc hoàng phái xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua ngồi nghỉ ở gốc đa. Hắn thấy Thạch Sanh vừa gánh về một gánh củi lớn tướng, nghĩ bụng: - "Người này khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi biết bao nhiêu". Bèn lại lân la gạ chuyện rồi đòi kết làm anh em. Thấy có người lạ tự nhiên săn sóc đến mình. Thạch sanh cảm động, vui vẻ nhận lời và sau đó chàng từ giã gốc đa đến sống chung dưới mái nhà họ Lý.

Nhà họ Lý vốn chuyên môn cất rượu. Thạch Sanh đến, mẹ con hắn quả được một tay đỡ đần rất tốt. Bấy giờ trong vùng có một con Chằn tinh, có nhiều phép biến hóa lạ kỳ, thường bắt người ăn thịt. Quan quân nhiều lần đến bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Cuối cùng người ta đành phải lập cho nó một cái miếu, hàng năm khấn một mạng người để cho nó đỡ phá phách.

Không may năm ấy đến lượt Lý Thông nạp mình.

Nghe tin, mẹ con Lý thông hoảng hốt lo sợ, nhưng sau đó mẹ con hắn nghĩ ra được một mưu là lừa cho Thạch Sanh đi chết thay: - "Hắn không cha mẹ, lại vừa mới đến, lạ nước lạ cái chắc là việc sẽ trót lọt". Nghĩ vậy, chiều hôm đó Lý Thông chờ lúc Thạch Sanh đi kiếm củi về dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:

- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, ngặt vì giở cất mẻ rượu, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.

Thạch Sanh không ngờ vực gì cả thuận đi ngay.

Nửa đêm hôm ấy, Thạch Sanh đang lim dim đôi mắt thì Chằn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh giơ vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh với lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép thoắt biến, thoắt hiện, nhưng Thạch Sanh không núng, chàng cũng giở phép tấn công liên tiếp. Chỉ một lúc sau, yêu quái bị lưỡi búa của chàng xả làm đôi, hiện nguyên hình là một con trăn lớn. Chàng vội chặt lấy đầu và nhặt bộ cung tên bằng vàng của yêu quái xách về.

Canh ba hôm ấy, mẹ con Lý Thông đang ngủ bỗng nghe tiếng Thạch Sanh gọi cửa, ngỡ là oan hồn của hắn hiện về, hồn vía lên mây vội cúi đầu lạy lấy lạy để. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe câu chuyện giết Chằn tinh, mẹ con hắn mới thật hoàn hồn. Nhưng Lý Thông bỗng nảy ra được một kế khác. Hắn nói:

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu!

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/cach-huong-dan-be-yeu-tap-tu-bu-binh-ngon-lanh

Nghe nói, Thạch Sanh kinh hoảng, vội từ giã hai mẹ con họ Lý ra đi. Chàng lại trở về gốc đa cũ kiếm củi nuôi miệng. Còn Lý Thông thì đem thủ cấp của yêu quái trẩy kinh, tâu vua là mình đã hạ thủ được Chằn tinh. Vua khen ngợi và phong hắn làm đô đốc.

Lại nói chuyện công chúa con vua hồi ấy đã đến tuổi lấy chồng. Nhưng nàng vẫn chưa chọn được người nào xứng đáng. Bọn hoàng tử các nước cũng có nhiều người sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không một ai vừa ý nàng. Cuối cùng, vua cha tổ chức một ngày hội lớn cho hoàng tử các nước láng giềng và con trai trong thiên hạ tới dự để công chúa từ trên lầu cao ném quả cầu may, hễ quả cầu rơi trúng vào người nào thì sẽ lấy người ấy làm chồng.

Nhưng khi công chúa sắp sửa ném quả cầu thì bỗng có Đại bàng đi qua trông thấy. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép thần dị. Thấy công chúa đẹp, liền sà xuống bất thình lình cắp đi.

Bấy giờ Thạch Sanh đang ngồi dưới gốc đa. Tình cờ thấy Đại bàng bay qua, chân có quắp một người, sẵn cung tên chàng bắn theo một phát. Mũi tên trúng cánh Đại bàng. Hắn đau quá phải hạ xuống cắn răng nhổ mũi tên đi rồi lại tha công chúa về hang. Thạch Sanh lần theo vết máu, tìm được chỗ ở của quái vật.

Thấy con bị mất tích, nhà vua xiết bao đau đớn, vội sai đô đốc Lý Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Vừa mừng vừa sợ, Lý Thông không biết tính thế nào. Cuối cùng hắn nghĩ, chỉ có người em kết nghĩa cũ họa may có thể gỡ bí cho mình, bèn một mặt cho quân lính đi khắp nơi dò hỏi, mặt khác truyền cho nhân dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin tức Thạch Sanh. Nhưng tám chín ngày trôi qua mà vẫn chưa có tin gì mới mẻ. Mãi đến ngày thứ mười, hắn mới tìm thấy Thạch Sanh trong đám người đi xem hội. Thấy Lý Thông nói đến việc tìm công chúa, Thạch Sanh liền thật thà kể chuyện mình bắn Đại bàng cho nghe. Lý Thông mừng quá, lập tức nhờ chàng dẫn đường cho quân sĩ trẩy đến sát hang đá. Cửa hang ăn thông xuống đất sâu thăm thẳm không một ai dám xuống. Thạch Sanh tình nguyện buộc dây ở lưng cho người dòng xuống hang thám thính.

Đại bàng từ hôm bị thương về nằm liệt một nơi, bắt công chúa phục dịch. Thạch Sanh xuống đến nơi ẩn vào một xó, chờ lúc công chúa một mình đi qua, mới ra hiệu cho nàng biết. Thấy người trai lạ kia liều chết cứu mình, công chúa vừa ngạc nhiên vừa hết sức cảm phục. Thạch Sanh lấy thuốc mê bảo nàng cho Đại bàng uống. Chờ lúc Đại bàng ngủ say, chàng buộc công chúa ở đầu dây ra hiệu cho quân của Lý Thông kéo lên. Chàng đang chờ đến lượt mình lên thì không ngờ Lý Thông đã ra lệnh cho quân sĩ vần đá lớn lấp kín cửa hang lại, rồi kéo nhau về. Thạch Sanh không ra được, tức mình vô hạn. Chàng đập phá khắp nơi để kiếm lối thoát. Giữa khi đó Đại bàng tỉnh dậy. Thấy có người lạ, lại thấy mất công chúa, hắn bừng bừng nổi giận xông ra toan giết Thạch Sanh. Thạch Sanh cũng giở phép mầu chống lại rất kịch liệt. Đại bàng bị thương sẵn nên chả mấy chốc đã chuốc lấy thất bại. Sau khi giết chết con yêu tinh, Thạch Sanh đi lục lọi khắp mọi nơi. Thấy có một người con trai bị nhốt trong cũi sắt, chàng hỏi ra mới biết đó là thái tử con vua Thủy. Ngày đó cách đây hơn một năm thái tử di du ngoạn, tình cờ bị Đại bàng bắt đem về nhốt lại ở đây. Thạch Sanh bèn dùng cung vàng bắn tan cũi sắt cứu thái tử ra. Thái tử thoát nạn hết lời cảm tạ chàng và mời chàng xuống chơi Thủy phủ. Vua Thủy sung sướng được gặp lại con, lòng rất biết ơn Thạch Sanh. Vua đãi chàng rất hậu và khi chàng về, vua tống tiễn thật nhiều vàng ngọc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin có mỗi một cây đàn. Thế rồi, chàng lại trở về gốc đa sinh nhai bằng nghề cũ.

Lại nói chuyện Chằn tinh và Đại bàng sau khi chết: hồn chúng nó không được ai cúng tế, đành đi lang thang để kiếm miếng ăn. Một hôm chúng tình cờ gặp nhau và mỗi bên kể cho nhau biết vì đâu gặp phải số phận long đong. Hai bên bàn nhau tìm cách báo thù Thạch Sanh cho bõ ghét. Chúng bèn lẻn vào kho vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa để vu vạ. Quả nhiên sau đó bọn nội thị cứ theo dấu đi tìm, đến gốc đa thì bắt được tang vật. Thạch Sanh liền bị hạ ngục.

Lại nói chuyện công chúa từ khi được Lý Thông đưa về cung thì tự nhiên hóa câm. Suốt ngày mặt hoa rầu rĩ không nói không cười. Vua đành hoãn việc cưới xin và bảo Lý Thông lập đàn cầu nguyện cho nàng lành bệnh. Lý Thông bèn cho mời các pháp sư có đủ phép thuật cao cường về cúng cầu, nhưng cầu mãi vẫn không ăn thua. Công chúa ngày ngày ngồi im lặng làm cho hắn vô cùng sốt ruột. Giữa lúc đó thì Thạch Sanh bị bắt và thuộc quyền hắn xét xử. Lý Thông không ngờ người mà hắn cố ý hãm vào chỗ chết lại vẫn sống nhăn. Hắn nghĩ: - "Nếu để nó sống, nó sẽ tranh mất công ta và tố cáo ta". Vì thế Lý Thông quyết định khép Thạch Sanh vào tội chết.

Ngồi trong ngục, Thạch Sanh nhân buồn tình đem đàn của vua Thủy cho ra gảy, không ngờ đấy chính là cây đàn thần, tiếng văng vẳng phát ra lúc này như oán, như than, như tức, như bực. Càng gảy tiếng đàn càng trách sự hững hờ của công chúa và vạch tội ác của Lý Thông. Tiếng đàn thoát khỏi nhà ngục và truyền đi rất xa. Nó bay vào hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Bấy giờ công chúa đang ngồi trên lầu. Vừa nghe tiếng đàn, tự nhiên nàng đứng dậy cười nói huyên thuyên. Câu đầu tiên của nàng là xin vua cha cho gọi người gảy đàn vào cung.

Nhà vua lấy làm lạ, cho đòi Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi thân phận của mình từ lúc mồ côi cha mẹ đến lúc kết bạn với Lý Thông: nào chém Chân tinh, bắn Đại bàng, nào cứu công chúa, bị lấp cửa hang, nào cứu con vua Thủy Tề và bị bắt đến đây, v.v... Vua và hoàng gia cùng nghe càng thương cảm. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha cho chúng về quê nhà làm ăn. Nhưng đi về được nửa đường thì chúng bị sét đánh chết.

Nhà vua vui lòng gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ vui đến như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội họp binh lính cả mười tám nước lại, sang hỏi tội vua tại sao lại đem con gái cành vàng lá ngọc gả cho một đứa khố rách. Nhưng khi nghe tiếng đàn thần thánh thót của Thạch Sanh, tự nhiên quân sĩ của mười tám nước không còn ý chí đánh trận nữa. Cuối cùng bọn hoàng tử đều nhất tề cuốn giáp. Thạch Sanh sai dọn cơm cho họ ăn. Cả mấy vạn quân sĩ thấy niêu cơm quá nhỏ, ai nấy bĩu môi không buồn cầm đũa. Biết ý, chàng đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Quả nhiên chúng ra sức ăn mãi, ăn mãi nhưng ăn hết bao nhiêu cơm lại đầy bấy nhiêu. Sau khi ăn no họ rập đầu lạy tạ và kéo nhau về nước.

Về sau vua không có con trai nên nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/nguyen-nhan-khien-be-khong-chiu-bu-sua-me-nen-biet


Truyện cổ tích Cáo cụt đuôi

f:id:ceoduy:20181107123227j:plain

 

Một con Cáo bị mắc bẫy, sau nhiều lần giật mạnh đau đớn vùng vẫy thoát ra được, bèn chạy đi. Nhưng nó phải bỏ lại cái đuôi đẹp đẽ của nó lại trong bẫy.

Trong một thời gian dài, nó không dám gặp mặt những con Cáo khác, vì nó biết rất rõ rằng, tất cả lũ Cáo kia sẽ lấy nó làm trò cười, chế giễu và đùa cợt sau lưng nó. Nhưng nó sống một mình cũng khó, nó cuối cùng cũng nghĩ ra được một kế để giải quyết cái vấn đề hóc búa này.

Nó kêu gọi triệu tập một cuộc họp mặt tất cả lũ Cáo, nói rằng nó có một vài điều quan trọng cần phải nói cho cả làng biết.

Khi chúng đã đến tham dự đông đủ, con Cáo cụt đuôi đứng dậy và diễn thuyết một hồi rất lâu về việc những con Cáo đã mắc nạn chỉ vì cái đuôi của mình.

Con này thì đã bị chó săn vồ vì khi chạy đuôi bị vướng vào bụi gai. Con kia thì không thể chạy đủ nhanh để thoát vì cái đuôi quá nặng nề. Ngoài ra, như ai cũng đã biết, nó nói, rằng con người bây giờ đi săn Cáo cũng chỉ là muốn có được cái đuôi Cáo, họ cắt đuôi để treo làm chiến tích đi săn thú. Với những chứng cứ về tính nguy hiểm và vô dụng của cái đuôi, Cáo già nói, nó khuyên tất cả các con Cáo nên về cắt đuôi đi, nếu muốn được sống cho an toàn.

đồ chơi giáo dục nhập khẩu châu âu cho bé Polesie chúc cả nhà đọc truyện vui vẻ!

Khi nó vừa nói xong, một cụ Cáo đứng dậy, nói và cười mỉm:

“Lão Cáo, xin lão vui lòng quay mặt đi chỗ khác một chút, rồi chúng tôi sẽ trả lời lão.”

Khi con Cáo cụt đuôi tội nghiệp quay mặt đi, cả làng Cáo ồ lên cười và la ó, lúc đó Cáo cụt đuôi biết là có thuyết phục lũ Cáo kia bỏ cái đuôi của chúng thì cũng chẳng có ích gì nữa.

Lời bàn: Đừng bao giờ nghe lời những người không muốn bạn hơn họ.


Collected by Polesietoyshado

Truyện cổ tích Trâu vàng hồ tây

f:id:ceoduy:20181107122305j:plain

 

Vào đời nhà Lý có một người gọi là Khổng Lồ. Nhìn thấy thân thể ông, các tay lực sĩ trong triều ngoài quận đều khiếp sợ, mặc dầu ông chưa từng đọ sức với ai. Từ trẻ Khổng Lồ đã đi tu, ông thường đi chu du thiên hạ. Vật tuỳ thân của ông có một cây gậy sắt nặng không thể tưởng tượng được. Lại có một cái đãy rất màu nhiệm. Đãy trông không khác gì những đãy thường nhưng có thể bỏ lọt vào đấy bao nhiêu đồ vật to lớn, cồng kềnh. Dù chất chứa thế nào đãy cũng không đầy và không to thêm.

Buổi ấy nhà vua cần rất nhiều đồng để đúc các khí vật thờ phật, nhưng ngặt vì ở đất Việt không có đồng đen. Nghe tiếng Khổng Lồ, nhà vua cho triệu đến kinh nhờ sư đi sang Trung-quốc quyên giáo. Khổng Lồ nhận lời và xách đãy đi về phương Bắc.

Sau bao nhiêu ngày trèo non lội suối, Khổng Lồ đã đến kinh đô Trung-quốc. Thấy một nhà sư to lớn đi vào yết kiến, vua Trung-quốc lấy làm lạ hỏi:

- Hoà thượng từ phương nào lại và đến đây làm gì?

Ông đáp:

- Chúng tôi đến cầu bệ hạ một ít đồng đen để mở rộng Phật pháp trong nước Đại-việt.

Vua ngỡ là còn nhiều người theo ông nữa, bèn hỏi:

- Quý quốc cần dùng bao nhiêu đồng? Hoà thượng đem sang cả thảy bao nhiêu đồ đệ?

Khổng Lồ giơ đãy lên và tâu:

- Kẻ hạ thần chỉ sang có một mình và chỉ xin một đãy này là đủ.

Thấy cái đãy bé tý, vua Trung-quốc mỉm cười:

- Hoà thượng có lấy cả trăm đãy, trẫm cũng vui lòng huống gì là một đãy.

Đoạn vua sai nội thị mang lệnh chỉ cho quan giữ kho, mở kho đồng đen cho Khổng Lồ muốn lấy bao nhiêu thì lấy.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/o-to-do-choi-thuong-hieu-hang-dau-chau-au-cho-be

Trước khi vào kho phải đi qua một cái sân rộng. Ở đó có một cái nền gạch, trên nền dựng tượng một con trâu bằng vàng to như một cái nhà, sáng choé cả một vùng trời đất. Quan giữ kho chỉ vào trâu rồi hỏi đùa Khổng Lồ:

- Hoà thượng có cần dùng cả con trâu này không?

- Không, tôi chỉ cần một ít đồng đen mà thôi.

Rồi đó Khổng Lồ trút tất cả đồng đen lọt thỏm vào trong đãy của mình mà đãy vẫn còn vơi. Đoạn Khổng Lồ mắc đãy vào một đầu gậy quảy về nước.

Quan giữ kho thấy hết nhẵn cả đồng, vội vã đem sự tình tâu cáo cho vua mình biết. Vua Trung-quốc không ngờ có sự phi thường như thế, lấy làm hối và tiếc bèn sai 500 quân sĩ đuổi theo Khổng Lồ. Lúc ấy mặc dầu gánh nặng đè lên vai, nhưng sư cũng đã đi được ba trăm dặm đường. Vừa đến một khúc sông rộng, ông bỗng nghe có tiếng reo dậy trời ở sau lưng. Ông ngoảnh cổ lại thấy bụi bốc mịt mù, đoán biết là vua Trung-quốc đã cho quân đuổi theo. Ông lật đật thả chiếc nón tu lờ xuống nước, đặt đãy lên, rồi vừa bơi vừa đẩy qua sông. Bọn quân sĩ vừa đến bờ thì Khổng Lồ đã ra đến giữa sông rộng. Bọn chúng đánh lừa nói rằng:

- Hoà thượng hãy chờ một tí, hoàng đế cho chúng tôi khiêng giúp đồng và hộ tống ngài về.

Nhưng Khổng Lồ nói với lên:

- Bần tăng gửi lời về cám ơn lòng tốt của hoàng đế. Còn như cái đãy này để mặc bần tăng mang lấy, đâu dám làm phiền đến thiên sứ.

Bọn lính biết là không thể đuổi nổi bèn quay trở lại.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/de-be-ngu-ngon-hon-moi-dem-bo-me-can-luu-y-nhung-dieu-sau

Sau đó Khổng Lồ đi cứ theo dọc bờ biển, đi bộ lần về phương Nam. Đến một cửa sông, ông gặp một chiếc tàu lớn sắp sửa kéo buồm sang nước Việt. Khổng Lồ đặt đãy ở bến, đến gặp người chủ tàu xin cho đi nhờ. Chủ tàu thấy một mình hoà tượng với một chiếc đãy, ước lượng không nặng thêm cho tàu bao nhiêu nên vui lòng cho ông đi.

Nhưng khi một thuỷ thủ xuống bến xách đãy hộ cho nhà sư lên tàu thì anh ta cảm thấy chưa có vật nào nặng đến như thế. Người thứ hai xuống giúp cũng chịu. Người thứ ba, người thứ tư cho đến khi tất cả mọi thuỷ thủ trên tàu cùng hè nhau khiêng, ai nấy đều phải lắc đầu vì chiếc đãy vẫn không hề nhúc nhích. Bấy giờ Khổng Lồ ở trên tàu xuống, cười và bảo:

- Để bần tăng tự mang lên cho, không phiền đến các người!

Nói rồi một tay xách đãy, một tay cầm nón và gậy bước lên tàu trước con mắt kinh ngạc của mọi người.

Thấy tàu quá nặng, nước mấp mé then, mọi người ngần ngại không dám nhổ neo. Khổng Lồ bảo họ: - "Các người chớ ngại, ta quyết không để cho tàu chìm đâu".

Thuận buồm xuôi gió, tàu rẽ nước đi băng băng. Được mấy ngày bỗng xảy ra một trận phong ba dữ dội. Một con ngô công mình dài trăm trượng, miệng há đỏ như lửa đang vẫy vùng giữa sóng gió chồm đến toan nuốt cả tàu. Mọi người ngồi trên chiếc tàu chòng chành, vô cùng kinh sợ. Khổng Lồ nói to:

- Các người cứ ngồi yên mặc ta diệt trừ con quái vật!

Nói đoạn sẵn có quả bí lớn, ông cầm lấy đứng ở miệng mũi tàu ném vào miệng ngô công. Ngô công vừa đớp lấy thì ông đã nhảy xuống nước cầm gậy đánh vào mình nó. Ngô công chạy không kịp bị gãy xương, đứt làm ba đoạn và hiện thành ba hòn đảo nổi lên giữa biển. Ngay sau đó, sóng gió yên lặng, tàu lại đi một mạch về tới đất Việt.

Về tới kinh đô, Khổng Lồ vào chầu vua và kể lại mọi việc.Vua sai sư đem đồng ra đúc thành bốn thứ bảo khí thờ Phật để cho mọi người ngưỡng mộ và truyền lại ngàn đời sau. Khổng Lồ bèn cho gọi bao nhiêu thợ đúc tài giỏi trong nước đến, rồi mở đãy lấy đồng ra chia làm bốn phần. Đầu tiên ông cho đúc một cái tháp cao 9 tầng gọi là tháp Báo-thiên. Tháp đúc xong hiện ra giữa kinh thành vòi vọi đứng đâu cũng thấy. Khổng Lồ lại đúc một tượng phật cao vừa 6 trượng, một cái đỉnh to vừa bằng mười người ôm. Rồi còn bao nhiêu đồng, Khổng Lồ cho đúc một quả "hồng chung"- chuông đúc xong lớn không thể tưởng tượng được, đến nỗi khi đánh lên hồi đầu tiên, tiếng ngân vang cùng khắp bốn cõi, vang sang đến tận bên Trung-quốc.

Lại nói chuyện con trâu vàng nằm trước kho đồng của vua Trung Quốc khi nghe tiếng chuông, tự nhiên như được thức tỉnh dậy. Vì đồng đen là mẹ của vàng cho nên do tiếng ngân, nó biết là mẹ của nó đã ở nước Việt. Nó bèn đứng dậy vươn người rồi ba chân bốn cẳng chạy một mạch sang Nam, không một sức nào có thể cản nổi. Cuối cùng nó tìm đến quả chuông do Khổng Lồ mới đúc, hôn hít hồi lâu rồi nằm xuống bên cạnh.

Thấy việc không ngờ lại xảy ra như thế, Khổng Lồ tự nghĩ nếu để chuông lại thì mỗi lần đánh chuông, vàng trong bốn biển sẽ qui tụ cả lại vào trong nước mình. Như thế sẽ rất nguy hiểm vì gây hiềm khích với tất cả mọi nước. Ông bèn tâu vua xin đem quả chuông ném cho mất tích để tránh một cuộc binh đao tai hại có thể xảy tới. Nhận thấy lời tấu có lí, vua cũng bằng lòng. Ngày ném, Khổng Lồ đứng trên núi xách quả chuông vứt xuống hồ Tây. Chuông bị tung lên không bay ra giữa hồ, vang lên một hồi rất dữ dội. Con trâu vàng nghe tiếng, vội theo mẹ nó nhảy ngay xuống hồ. Từ đó về sau thỉnh thoảng những lúc thanh vắng, người ta vẫn thấy quai chuông nổi lên mặt nước. Còn con trâu vàng đôi lúc lên bờ hồ đi dạo, hễ thoạt thấy bóng người là lặn xuống ngay. Cũng vì câu chuyện trên mà hồ Tây còn có tên là vực Kim-ngưu (Trâu vàng). Riêng Khổng Lồ về sau được thợ đồng thờ làm thần nghề đúc đồng.

Gía bộ đồ chơi lắp ghép bằng nhựa cao cấp Polesie Toys VN chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Truyện cổ tích Gã keo kiệt

f:id:ceoduy:20181107122446j:plain

 

Một gã keo kiệt chôn vàng ở một nơi bí mật trong vườn nhà. Hàng ngày, gã ra chỗ đó, đào vàng lên và đếm từng thỏi một để kiểm tra xem có còn đủ hay không.

Ngày nào gã cũng làm như vậy nên một tên trộm để ý thấy, nó theo dõi gã, đoán biết gã chôn cái gì, và vậy là một đêm nó, nó đến đào lên lấy hết vàng và trốn mất.

Khi gã keo kiệt phát hiện vàng đã bị mất, gã đau khổ và thất vọng vô hạn. Gã rên rỉ và khóc lóc, bứt đầu bứt tai.

Một người đi ngang nghe thấy tiếng gã khóc bèn hỏi có chuyện gì vậy. “Vàng của tôi! Ô vàng của tôi đâu rồi!” gã càng khóc lớn, điên dại hơn, “Đứa nào đã ăn cướp của tao!”.

“Vàng của ông ư! Trong cái lỗ ấy à? Sao lại để vàng ở đấy? Sao ông không cất trong nhà để mỗi khi cần lấy bán đi mua đồ có dễ dàng hơn không?”

Mua đồ ư!” Gã keo kiệt thét lên giận dữ. “Tại sao à, tôi đâu có bao giờ đụng đến vàng. Tôi không bao giờ dám nghĩ đến chuyện bán đi tí vàng nào cả".

Người khách lạ nhặt lấy một hòn đá và ném xuống lỗ. “Nếu thế thì..” anh ta nói, “Ông lấp lỗ lại đi. Nó cũng đáng giá bằng đống vàng ông mất đấy!”.


Collected by Polesietoyshado