ceoduy’s diary

Handsome

Truyện cổ tích Thần giữ của và Cậu bé trung thực

Truyện cổ tích Thần giữ của

f:id:ceoduy:20181107162155j:plain

 

Ngày xưa ở vạn Lai-triều thuộc trấn Sơn-nam có một người lái buôn nước ngoài sang ta sinh cơ lập nghiệp. Sau mấy chục năm nhờ có mánh khóe tích trữ: buôn lúc đầu mùa, bán khi giáp hạt, lãi mẹ đẻ lãi con, hắn trở nên giàu có lớn. Trong nhà hắn vàng bạc châu báu kể có ức vạn, những tay vương hầu cơ hồ không ai ăn đứt.

Khi trong tay đã có tiền ròng bạc chảy, hắn nghĩ đến chuyện chuyền của về nước để cho con cháu bên đó hưởng. Nhưng ngặt một nỗi hồi ấy triều đình ta có lệnh cấm rất nghiêm, không cho khách nước ngoài đưa vàng bạc ra khỏi bờ cõi. Đã có nhiều người lén lút đưa ra nhưng không che được mắt nhà chức trách nên của cải bị tịch thu, còn người thì bị đuổi ra khỏi nước. Vì thế, hắn mới nghĩ ra cách giấu một số vàng bạc ở bên này để rồi ngày sau, chờ khi có cơ hội tốt, con cháu hắn sẽ sang lấy về. Hắn chuẩn bị việc đó rất kỹ lưỡng. Lấy cớ thờ Phật, hắn sẽ xin phép làng sở tại dựng một ngôi chùa trên một cái đồi hoang gần nhà. Và trong khi đào móng làm chùa, hắn sẽ bí mật xây một cái hầm chôn của ăn sâu xuống dưới đất. Còn việc bảo đảm cho của khỏi mất, hắn sẽ tìm một người con gái còn đồng trinh chôn luôn bên cạnh vàng bạc để làm thần giữ của. Nếu không phải là người hô đúng tín hiệu mà hắn ước hẹn với thần thì đừng hòng đưa một ly của cải lên khỏi mặt đất. Thần sẽ vật chết bất cứ một người lạ nào đến cửa hầm. Khi mưu

Tính đã kỹ lưỡng, hắn bèn để ý đi tìm một người con gái còn đồng trinh.

Hồi ấy ở trong vùng có một ông giám sinh, nhà không một mảnh đất cắm dùi. Ông có một cô con gái tuổi mới mười tám, chưa có chồng. Nghe tin, người khách buôn vội mang cau rượu đến hỏi cô gái về làm vợ lẽ. Tuy biết hắn giàu có, con mình có thể được nơi nương tựa, nhưng ông giám sinh không chút bằng lòng vì không những ông không muốn gả con cho người nước ngoài mà ông còn ghét cái thói con buôn, cho vay nặng lãi của những bọn như hắn. Hắn cũng biết thế, bèn đặt lên mâm một trăm lạng vàng, nói là xin đưa làm sính lễ. Trông thấy những nén vàng sáng chói, ông giám sinh nghĩ đến mấy món nợ chưa cách gì trả được. Cuối cùng ông đành nhận lời gả con cho hắn.

Từ khi lấy vợ về, người khách buôn cho nàng ở một buồng riêng. Hắn rất chăm chút, rất ghen tuông, nhưng có một điều là chẳng bao giờ ăn nằm với nàng. Cả đến cá thịt hành tỏi hắn cũng không cho ăn lấy cớ là phải ăn chay niệm Phật. Ba tháng một lần, hắn lại cho nàng một bộ xống áo mới.

Cứ như thế sau hai năm, cô gái vẫn phòng không bóng chiếc.

Một hôm, nàng cố xin phép chồng về nhà thăm cha. Từ chối mãi không được, bất đắc dĩ hắn phải để cho đi nhưng căn dặn phải kiêng khem và phải trở về ngay. Cha con lâu ngày không gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Ống giám sinh tỉ tê hỏi:

- Từ khi con ra đi, cha rất hối hận. Nếu nhà ta không túng đói thì con đâu chịu cảnh lẽ mọn này. Vậy thường ngày nó đối đãi với con ra làm sao? Vì sao đã hai năm chưa sinh nở gì cả?

Nghe cha hỏi thế, cô gái khóc lóc kể hết sự tình. Ông giám sinh ngạc nhiên:

- Thôi rồi! Chắc là nó chọn con làm thần giữ của, không nghi ngờ gì nữa. Vậy con có thấy trong nhà nó có chuyện gì lạ không?

- Trước kia, ăn cơm tối xong là nó khóa cửa ngủ ngay. Chỉ có độ vài tháng nay tối nào cũng thấy bố con nhà nó vác cuốc thuổng đi, gần sáng mới lại về.

Nghe nói, ông giám sinh kêu lên: - "Thế là việc sắp đến nơi rồi đó!". Suy nghĩ một chốc, ông đi lấy hạt vừng và hạt cải gói lại một gói đưa cho con và dặn rằng:

- Con hãy về sớm cho nó khỏi ngờ. Hễ lúc nào nó đem con đi đâu thì nhớ rắc những hạt này xuống bên lối đi, để cho cha biết mà tìm.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/con-yeu-lon-len-se-rat-gioi-neu-bo-me-so-huu-nhung-uu-diem

Từ đó, ông giám sinh đến thăm con luôn: có khi ba ngày một lần, có khi năm ngày một lần. Ông không vào nhà rể, chỉ đứng ngoài cổng nhìn vào. Hễ thấy mặt con gái, ông mới yên tâm lui gót.

Một lần ông giở bận chút việc chưa đến được. Mãi mười ngày sau mới tới thì đã không thấy bóng con đâu nữa. Chờ lâu sốt ruột, ông vội bước vào nhà rể, làm bộ tới hỏi thăm. Người lái buôn thấy ông, lăng xăng tiếp đón ra chừng thân mật. Hắn cho ông biết là vợ mình còn bận lên kinh đô cất hàng chưa về. Ông giám sinh vẫn giữ vẻ mặt tự nhiên, nhân lời mời của rể rồi ngồi lại ăn cơm trưa. Thừa dịp đi tiểu, ông ra sau vườn nhìn quanh nhìn quất, quả thấy hai bên lối đi dẫn ra đồng, vừng và cải đã mọc xanh lăn tăn như đánh dấu.

Lập tức, ông đi một mạch tới dinh trấn Sơn-nam. Trước mặt quan trấn thủ, ông trình bày mọi việc xảy ra. Quan trấn thủ liền điểm lấy năm trăm quân sĩ đi suốt đêm về vạn Lai-triều. Người ta theo chân ông giám sinh lần theo con đường mà vừng và cải đã kín đáo mách hộ, đi cách nhà người khách chừng nửa dặm, thì đã thấy một cái am con vừa mới xây xong trên một cái đồi hoang. Ông giám sinh thưa: - "Hẳn chỗ này chứ không sai. Xin cho đào lên để khám!". Nhưng người rể của ông nhất định không chịu. Hắn lấy cớ động mạch đất có quan hệ với vận mệnh nhà hắn nên cố tình không cho lính đào.

Liền đó, quan trấn thủ bắt hai bên làm tờ cam kết. Nếu đào không thấy gì thì ông giám sinh phải bỏ tiền ra xây lại am và phải bồi thường thiệt hại cho chàng rể. Trái lại, nếu phát hiện được tiền nong của cải gì thì người chủ am đó không được nhận. Giấy làm xong, người khách buôn không chịu ký, nhưng cũng nhất định không chịu thú nhận. Thấy thế, quan lại càng ngờ vực, liền hạ lệnh cho lính cứ đào ngay, sự chủ muốn hay không cũng mặc.

Mới đào được khoảng một khoảng rộng bằng cái nong thì đã thấy hiện ra một bờ gạch xây chìm. Bờ gạch chạy dài chừng một gian nhà, sâu xuống ngập đầu người, trên xây theo lối cuốn bằng gạch Bát-tràng rất kiên cố.

Trong khi người khách buôn lăn ra khóc nức nở thì một toán lính đã tìm được cửa hầm. Lớp gạch vừa đổ xuống đã hiện ra ánh sáng le lói của hai ngọn đèn. Họ đi lần vào thì thấy cô gái ngồi bên cạnh đèn, trên một cái ghế dựa bằng đá, đầu gục xuống, hai chân dạng ra hai bên, mỗi chân đạp lên một cái cong lớn. Ông giám sinh mếu máo ôm chầm lấy con. Nhưng ông không sao nhấc con lên được vì hai tay cô gái đã bị trói vào bành ghế mà miệng thì bị gắn kín bằng nhựa. Nậy nhựa ra thấy có một củ sâm chưa tan hết. Ngực nàng vẫn còn đập thoi thóp. Người ta vội vực lên để cứu chữa, đồng thời đóng gông tên lái buôn gian ác giải đi.

Khi toán lính soát mọi vật thì thấy hai cái cong mà cô gái đạp chân lên, mỗi cong có đề mấy chữ: "Một nghìn cân hoàng kim". Bên tả bên hữu có hai dãy cong nhỏ mỗi dãy mười cái, ngoài đều có chữ đề: "Năm trăm cân bạch kim". Mở ra điểm lại đúng như số đã đề. Hai cây đèn cũng một bằng vàng, một bằng bạc.

Nhờ được sự chăm sóc chu đáo nên cô gái dần dần tỉnh lại. Nghe kể chuyện, người ta mới biết là cô gái bị chôn sống đã được mười ngày. Quan trấn chia số của cải ra làm ba: cha con ông giám sinh được hưởng một phần, còn bao nhiêu tịch thu làm của công. Còn người lại buôn bị đem ra pháp trường xử trảm.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/hiem-hoa-tiem-tang-tu-pin-do-choi-tre-em


Truyện cổ tích Cậu bé trung thực

f:id:ceoduy:20181107162300j:plain

 

Một hôm, cậu bé Lenin cùng bố và chị gái đến nhà người cô chơi. Nhà cô có rất nhiều anh chị em họ, họ đều rất yêu quý Lenin và Lenin cũng rất thích chơi với họ.

Ngày hôm đó, Lenin và các anh chị em chơi trò “Mèo đuổi chuột”, người chạy, người đuổi, rất náo nhiệt. Lenin chạy rất nhanh, sơ ý va vào chiếc bàn đặt trong phòng. “Choang” chiếc bình hoa trên mặt bàn rơi xuống đất và vỡ tan.

Tất cả lũ trẻ đứng sững lại vì lo lắng. Cô của Lenin nghe thấy tiếng động lớn thì vội vã chạy vào nhà xem có chuyện gì. Nhìn thấy bình hoa đã vỡ, cô liền hỏi: “Các con, ai làm vỡ bình hoa thế?”

Các anh chị em họ của Lenin đều nói: “Không phải con làm vỡ đâu ạ.” Lenin cũng hùa theo: “Không phải cháu làm vỡ ạ.” Nhưng tiếng nói cứ lí nhí trong cổ họng.

Cô của Lenin nói: “Không ai nhận là mình làm vỡ bình hoa thì chắc là tự nó vỡ rồi. Chắc là đứng trên mặt bàn buồn chán quá nên nó mới nhảy xuống đất.”

địa điểm bán sỉ đồ chơi hướng nghiệp dành cho bé trai hơn 2 tuổi Polesie chúc cả nhà đọc truyện vui vẻ!

Anh họ của Lenin nói: “Chắc là bình hoa muốn chơi đuổi nhau với bọn mình nên nó mới nhảy xuống. Thế nhưng nó lại quên mất là mình được làm từ thủy tinh nên mới bị vỡ như thế này.”

Mọi người nghe thấy thế liền cười 0 lên, chỉ có Lenin không cười. Cậu bé Lenin bẽn lẽn sang phòng khác, ngồi xuống ghế, cậu rất buồn vì minh đã nói dối.

Tối hôm đó, khi về đến nhà, nằm trên giường, Lenin cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi, rồi đột nhiên, cậu bé khóc thút thít.

Mẹ Lenin bèn hỏi: “Tại sao con lại khóc?”

Lenin bèn kể câu chuyện mình nói dối cho mẹ nghe. Mẹ nói: “Không sao đâu, ngày mai, con hãy viết cho cô một bức thư thú nhận rằng mình đã nói dối, nhất định cô sẽ tha thứ cho con thôi.” Đến lúc đó, Lenin mới có thể yên tâm đi ngủ.

Mấy hôm sau, Lenin nhận được một bức thư trả lời do cô gửi tới. Cậu bé vội vàng mở thư ra đọc. Trong bức thư, cô viết: “Khi mắc lỗi mà biết nhận lỗi thì mới là một đứa trẻ ngoan.” Lenin đem bức thư của cô cho bố mẹ xem, bố mẹ khen ngợi Lenin là một đứa trẻ rất trung thực.


Collected by Polesietoyshado

Truyện cổ tích Chú quạ thông minh và Chú quạ thông minh

Truyện cổ tích Trạng hiền

f:id:ceoduy:20181107161545j:plain

Vào thời nhà Trần, ở một làng nọ bây giờ thuộc về Nam-định có một em bé tên là Hiền. Hiền được cha mẹ cạo đầu làm tiểu, cho ở với một ông sư trên chùa. Hàng ngày, Hiền phải hầu hạ sư, quét dọn chùa và làm các công việc vặt rồi mới được sư dạy cho học. Thế nhưng Hiền học một biết mười, chả mấy chốc đã nổi tiếng thần đồng.

Một hôm, Hiền quét chùa, nhân đề nghịch vào lưng một pho tượng mấy chữ "đày ba ngàn dặm. Đêm ấy hòa thượng trụ trì nằm mộng thấy một vị tôn giả đến từ giã mình, bảo rằng có việc phải đi xa. Tỉnh dậy hòa thượng trong bụng lấy làm phân vân, khi nhìn thấy lưng tượng Phật có mấy chữ Hán, đoán biết là chữ của Hiền, vội quát bắt phải lấy nước rửa ngay. Đêm hôm ấy hòa thượng lại mộng thấy vị tôn giả tới cảm ơn mình. Từ đấy cả chùa đều đoán Hiền sẽ làm nên sự nghiệp hơn người.

Năm 12 tuổi, Hiền đi thi và đậu luôn Trạng nguyên. Khi Hiền vào bái mạng trước sân rồng, vua thấy Trạng bé loắt choắt trong bộ áo mũ quá khổ, bèn phán hỏi:

- Trạng học với ai?

Hiền đáp ngay:

- Tâu bệ hạ, tôi lúc nhỏ ờ chùa không học với ai cả, chỉ khi nào không hiểu mới hỏi nhà sư một vài chữ mà thôi.

Vua thấy Trạng đối đáp cộc lốc, cho là trẻ con chưa biết lễ phép bên cho Trạng về nhà học lễ phép trong ba năm, sẽ lại cho làm quan.

Hồi ấy có sứ nhà Nguyên đưa sang ta một câu đố để thử xem nước Nam có nhân tài chăng. Triều đình nhà Trần mở quốc thư ra chỉ thấy có bốn câu thơ chữ Hán:

Lưỡng nhật bình đầu nhật,

Tứ sơn điên đảo sơn,

Lưỡng vương tranh nhất quốc,

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/10-bien-phap-phat-con-hieu-qua-dung-su-dung-don-roi-voi-be

Tứ khẩu tung hoành gian

Cả vua lẫn quan đều ngẩn ra, không biết làm sao mà đoán được. Mấy ông cụ già trong Viện Hàn lâm, trong Quốc tử giám vắt óc suy nghĩ nhưng lâu lắm vẫn không tìm được câu trả lời. Mãi về sau có người nhớ đến Trạng Hiền, vua vội sai một viên quan văn đi mời ngay Trạng về triều để may ra có thể giải quyết điều bối rối cho cả triều thần.

Viên quan không quản ngày đêm, phi ngựa nước đại tìm về làng Trạng, thấy một lũ trẻ đang đùa nghịch ở gốc đa đầu làng, quan thử ra một câu đối để dò xem Trạng có mặt trong đám ấy chăng:

- Tự (字) là chữ, cất giằng đầu, chữ tử (子) là con: con ai con ấy?

Hiền tay vẫn chơi đùa, miệng đáp lại ngay:

- Vu (于) là chưng, chặt ngang lưng, chữ đinh (丁) là đứa: đứa nào đứa này.

Đáp đoạn, bỏ chạy về nhà. Khi viên quan tìm được vào nhà thì thấy Hiền đang đun bếp. Hắn lại ra một câu đối:

- Ngô văn quân tử viễn bào trù, hà tu mị táo (Tôi nghe người quân tử xa chỗ bếp núc, sao lại nịnh ông Bếp).

Hiền đối đáp lại:

- Ngã bản hữu quan cư đỉnh nại, khả tạm điều canh (Ta vốn ở ngôi khanh tướng nhưng nay tạm nêm canh).

Biết đích là Trạng, viên quan đưa chiếu chỉ của nhà vua, mời Trạng về triều để hỏi một việc quan trọng. Nhưng Hiền lắc đầu nói: - "Trước đây vua bảo ta không biết lễ phép, nhưng chính vua không biết lễ phép nữa là ai". Nói rồi nhất định không chịu đi.

Về sau vua phải cho quân gia mang cờ quạt võng lọng đến đón Hiền vào triều. Trước mặt sứ thần của một cường quốc, ông trạng nhỏ tuổi ấy cầm cục than viết ra một chữ "điền" (田) giữa sân rồng. Thấy giải đáp đúng, sứ thần lặng lẽ rút lui. Vua và đình thần thở dài khoan khoái. Về sau, vua ban thưởng cho Trạng rất hậu và tuy Trạng còn ít tuổi cũng phong chức thượng thư.

Xem thêm:

http:// https://www.polesie-toys.com.vn/nhung-ky-nang-khi-be-5-tuoi-nen-duoc-hoc

Truyện cổ tích Chú quạ thông minh

f:id:ceoduy:20181107161410j:plain

 

Câu chuyện giúp trẻ nhận ra được bài học về sự cố gắng hết mình trong mọi công việc chắc chắn sẽ đạt được thành công.

Một ngày nóng nực, chú quạ khát nước đến khô cả cổ. Chú cứ bay mãi bay mãi để tìm nước uống nhưng không thấy. Chú cảm thấy mình đã rất yếu, gần như từ bỏ hy vọng.

Đột nhiên, chú nhìn thấy một cái bình nước ở dưới mặt đất. Vội vàng chú bay thẳng xuống để xem xem có chút nước nào sót lại trong bình không. Thật may làm sao, trong bình vẫn có một chút nước đủ để chú thoả cơn khát.

Mua Đồ chơi bé gái nhập khẩu châu âu ở đâu tại hà nội Polesie chúc các bạn nhỏ ngủ ngon!

Chú cố nhét mỏ của mình vào cái bình. Đáng buồn thay, cổ của bình quá hẹp không vừa với cái mỏ của quạ. Nghĩ cách khác, chú lại cố gắng để đẩy đổ cái bình xuống cho nước chảy ra ngoài. Nhưng bình quá to và nặng so với chút sức lực còn lại của quạ.

Không bỏ cuộc, quạ suy nghĩ xem mình nên làm gì để có thể uống được nước trong bình. Nhìn ra xung quanh, chú bắt gặp mấy hòn đá cuội nằm vương vãi trên mặt đất. Đột nhiên chú nảy ra một ý tưởng cực kỳ thông minh. Chú dùng mỏ của mình để nhặt nhạnh từng hòn sỏi một, rồi thả chúng vào bình. Càng nhiều sỏi được thả vào thì mực nước trong bình tiếp tục dâng lên cao. Chẳng bao lâu nước đã dâng lên đủ cao để quạ có thể uống. Kế hoạch của quạ thành công rực rỡ.

BÀI HỌC CHO BÉ: Đừng vội bỏ cuộc trước khó khăn, nếu bạn cố gắng hết sức, bạn sẽ sớm tìm thấy câu trả lời cho vấn đề của bạn.


Collected by Polesietoyshado

Truyện cổ tích Em bé thông minh và Cậu bé tích chu

Truyện cổ tích Em bé thông minh

f:id:ceoduy:20181107160431j:plain

 

Ngày xưa có một ông vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu cũng đưa ra những câu đố oái oăm để hút mọi người, nhưng tuy mất nhiều công mà chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:

- Này ông lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:

- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Ông thầm nghĩ bụng nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu nữa mất công. Quan bèn hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.

Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng để biết đích xác hơn nữa, vua bèn sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp vài ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

Khi dân làng nhận được lệnh vua ai ấy đều tưng hửng và lo lắng, không thể hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn tán, vẫn không nghĩ ra được cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới mọi người đều coi là một tai vạ. Việc đến tai em bé con người thợ cày. Em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một trận cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.

- Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó con ạ!

Nhưng đứa con quả quyết:

- Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi.

Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/nen-lam-gi-khi-be-an-nhieu-ma-van-gay

Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường tiến kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhân lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu vào phán hỏi: - "Thằng bé kia mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?". - "Tâu đức vua - em bé vờ vĩnh đáp - mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ".

Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực làm sao mà đẻ được!

Em bé bỗng tươi tỉnh:

- Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi mà? Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra ngả thịt mà ăn với nhau à?

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc, nhưng vua vẫn còn muốn thử cho đến cùng. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ và lệnh chỉ bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

Lập tức vua cho gọi cả cha con vào ban thưởng rất hậu.

Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi của nhà vua. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ mới sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau. Không trả lời được câu đố oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và phải thừa nhận sự lép vế của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút mong cho sợi chỉ lọt qua, có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu. v.v... nhưng tất cả mọi cách đều vô hiệu. Bao nhiêu các ông trạng, các nhà thông thái triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách mời sứ thần tạm nghỉ ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh ngày nọ.

Một viên quan mang dụ chỉ của vua đến nhà em bé vào lúc em còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe quan trình bày ngọn ngành câu đố của sứ giả ngoại quốc, em bé không đáp, chỉ hát lên một câu:

Tang tính tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng,

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang...

Rồi bảo: - Không cần tôi phải về triều làm gì. Cứ theo cách đó là xâu được ngay!".

Viên quan sung sướng lật đật trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt kính phục của sứ giả nước láng giềng.

Rồi đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở để tiện hỏi han.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/bi-quyet-giup-cac-me-tang-thu-nhap-khi-o-nha-cham-con

Truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu

f:id:ceoduy:20181107160632j:plain

 

Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo: truyện cổ tích

- Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.

Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi: truyen dan gian

- Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

Bà gọi một lần, hai lần…rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:

- Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!

- Cúc cu … cu! Cúc … cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu!

Đồ chơi hướng nghiệp trẻ em hàng đầu châu âu Polesie Toys chúc cả nhà 1 ngày vui vẻ!

Nói rồi chim vỗ cánh bay đi.

Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:

- Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!

- Cúc …cu…cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!

Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:

- Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?

Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.

Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.

Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.


Collected by Polesietoyshado

Truyện cổ tích Bùi Cầm Hổ và Sự tích chim tu hú

Truyện cổ tích Bùi Cầm Hổ

f:id:ceoduy:20181107155342j:plain

 

Vào thời nhà Lê có một anh chàng nghèo khổ quê ở Kẻ-treo sát chân núi Hồng-lĩnh tên là Hổ. Lúc còn nhỏ Hổ có đi học dăm ba chữ với một cụ đồ già. Lớn lên Hổ sống một thân một mình không cha mẹ anh em gì cả. Cuối cùng chàng phải sinh nhai bằng nghề giữ trâu bò cho xóm, gia sản chỉ có một cái tù và, một con dao và một cái giỏ.

Chàng được xóm làng dựng cho một túp lều ngã ba địa đầu sát chân núi. Trước lều có treo một cái mõ lớn. Hàng ngày sáng dậy cơm nước xong. Hổ đánh một hồi mõ ra hiệu cho tất cả các nhà đem trâu bò ra ngã ba để chàng đưa lên núi cho ăn cỏ. Chiều lại khi mặt trời vừa gác núi. Hổ lùa đàn súc vật về làng. Đến ngã ba là chàng hết phận sự vì con nào tự động về nhà con nấy không lạc nữa.

Tuy có khó nhọc, nhưng Hổ cảm thấy vui thích. Ngoài tiền gạo chàng còn có lộc. Tháng Giêng, ngày Tết hay mỗi khi nhà nào có giỗ, họ thường đem thức ăn đến biếu chàng. Vì thế, Hổ vẫn được chè mật cơm nếp ăn luôn.

Một hôm trời tối, có ông thầy địa lý đi tìm huyệt đất lỡ độ đường, ghé vào túp lều của Hổ xin nghỉ chân. Hổ vui vẻ nhường chiếu nhường giường cho ông nằm, lại nhân sẵn có chè xôi dọn ra mời ông ăn. Luôn mấy ngày, ông thầy sáng đi tìm đất, tối về ăn ở trong lều của Hổ. Thấy anh chàng tốt bụng, ông thầy mới tính chuyện tạ ơn. Ông hỏi Hổ: - "Anh có muốn làm quan không? - "Tôi thế này - Hổ đáp - cũng đủ chán, còn làm quan làm gì nữa". - "Ồ làm quan sướng nhiều chứ! Còn võng lọng ngựa xe. Kẻ hầu người hạ, còn vợ con ruộng vườn, chứ có phải như thế này đâu. Nghe thầy địa lý nói bùi tai. Hổ tiếp: - "Người như tôi thì làm quan thế nào được.". Ông thầy đáp: - "Ta làm nghề địa lý, ta có tìm được một kiểu đất chân trắng làm ngự sử?" chỉ vài mươi ngày là phát. Ta thấy anh tốt lại có phúc tướng, ta muốn cho anh kiểu đất đó".

Thấy Hổ không nói gì, thầy lại hỏi: - "Anh có biết mả cha mẹ ở đâu không?" - "Có biết mả mẹ".

Qua ngày sau, thầy địa giao cho chàng một quan hai tiền bảo đi sắm ngay đồ cải táng. Chàng nghe lời, lập tức trả bò cho xóm không chăn nữa để cùng thầy địa cất mả mẹ. Luôn mấy ngày cả xóm rất phiền vì thiếu người chăn trâu bò cho. Cuối cùng họ cũng kiếm được người thay.

Và họ đuổi Hổ ra khỏi lều để cho người kia ở.

Hổ cũng quyết định không ở làng nữa. Có bao nhiêu tiền, chàng giắt lưng khố làm lộ phí đi ra Bắc. Sáng đi tối nghỉ luôn mấy ngày ròng. Hổ đã đến kinh đô. Sờ vào lưng thấy chỉ còn có sáu tiền. Hổ cũng bước vào hàng cơm. Hôm ấy khách ăn đang bàn tán xôn xao về một vụ án giết chồng. Hổ nghe rõ đầu đuôi. Một người lái buôn đi xa về, người vợ mua lươn nấu canh cho ăn. Chồng ăn xong thì chết. Người ta giải mụ lên quan, cho là mụ ngoại tình lập mưu giết chồng. Sau bao nhiêu ngày tra tấn, mụ vẫn kêu oan. Mãi đến gần đây mụ đã thú nhận và người ta sắp đem cho voi giày.

Nghe thủng câu chuyện. Hổ tìm đến bộ Hình xin vào gặp mặt quan thượng thư. Thấy chàng ăn mặc lôi thôi, bọn lính đuổi ra khỏi cửa. Hổ kêu to lên và cuối cùng chàng được vào. Gặp quan Thượng, chàng hết sức kêu oan cho người đàn bà vô tội. Quan Thượng bảo Hổ: -"Nhà ngươi có cách gì tỏ rõ trắng đen không?". Hổ quả quyết:

- Có, tôi sẽ làm cho mà xem. Nhưng trước hết hãy hoãn thi hành cái án tử hình kia đã.

Hai ngày sau, Hổ mang cho quan Thượng một con rắn trông không khác gì những con lươn thường; chỉ có khác là nó hay cất đầu lên cao. Hổ nói: - "Tôi từng biết loại rắn này, nó thường ở chân núi, trông giống lươn nhưng có nọc độc, ăn vào là chết!". Đoạn ông làm thịt và nấu canh y như người đàn bà kia đã làm. Canh chín đem cho chó ăn, chó lăn ra chết quay lơ; cho một tử tù khác ăn, người tử tù ấy cũng chết nốt. Vụ án tự nhiên được tỏ rõ. Người đàn bà mắc oan được tha bổng. Tin ấy truyền đến tai vua. Lập tức vua sai triệu Hổ tới, khen ngợi chàng hết lời. Và cho chàng làm quan ngự sử. Từ đó chàng lấy tên Bùi Cầm Hổ.

Thấy Hổ còn ít tuổi lại không do thi cử mà được làm quan to, bọn triều thần nhiều người không phục. Chúng thường chơi khăm, cố ý làm cho chàng phạm lỗi để làm nhục. Một hôm có kỵ ở nhà Thái miếu, một mình Hổ đến phiên túc trực kiêm làm mọi việc trong khi vua lễ. Chúng đốt trầm trong lư hương không lót tro để khi Hổ bưng lên cho vua cầm, phải bỏng tay. Như thế một là Hổ phải vứt lă xuống đất, hai là đứng im không dám động đến lư, ba là trao lư nóng lại cho vua bị bỏng, đằng nào cũng mắc tội "khi quân".

Khi nghe tiếng "dâng hương". Hổ vừa mó đến lư thì đã rụt tay lại vì nóng quá. Đang lúng túng không biết làm lúc nào để bưng cái lư đến trao cho vua làm lễ, chàng chợt sáng ý xé ngay thân năm của chiếc áo tế dùng làm một thứ giẻ lót rất tốt và sau đó cả Hổ và vua đều cầm lư không mà không việc gì.

Đến khi Hổ vào quỳ đọc "chúc văn" được nửa chừng thì cây nến đang đỏ bị chúng thổi tắt, Hổ rất bối rối vì ngừng lại là vô lễ. Nhưng nhờ có trí nhớ tuyệt vời, chàng cứ đọc thẳng một mạch cho đến lúc nến được thắp lại. Nhờ thế, vua lại càng khen ngợi Hổ.

Ở quê hương chàng thường bị nạn hán hán, ruộng đất có cây nhưng ít khi được ăn. Một lần về thăm quê, Hổ trèo lên núi Hồng-lĩnh ngắm lại cảnh xưa. Chàng biết có một khe nước trên núi Đụn chảy ra phía Đông bắc. Để bắt khe nước đó chảy về phía Tây bắc tưới vào đồng điền. Hổ cho gọi tất cả các viên quan sở tại đến hội họp trên hòn Đụn.

Hôm ấy cờ quạt võng lọng rực rỡ cả núi rừng. Chàng cho chọn những con trâu mộng cùng với cày bừa tốt, rồi bắt những viên quan ấy cày cho mấy đường từ khe sâu trên núi Đụn, men theo sườn dốc xuống thẳng phía Kẻ-treo. Lại bừa cho mấy đường từ phía núi Đồng-trùy ở phía Đông bắc, dồn đất lấp tịt ngọn khe cũ không cho nước chảy lan xuống đó. Tự nhiên một ngọn khe mới lập thành, dòng nước cuồn cuộn tưới cho hàng vạn mẫu đất. Từ đó một vùng Kẻ-treo năm nào cũng được mùa, bao nhiêu đất hoang đều biến thành ruộng tốt. Nhân dân vùng đó rất cảm ơn Hổ. Họ dựng đền thờ Hổ ở ngay chân núi bên cạnh khe.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/meo-giup-be-nha-minh-khong-so-di-tiem

Truyện cổ tích Sự tích chim tu hú

f:id:ceoduy:20181107155425j:plain

 

Cùng đọc và tìm hiểu về sự tích con chim tu hú nhé!

Ngày xưa có hai nhà sư Năng Nhẫn và Bất Nhẫn. Hai người cùng cạo đầu xuất gia từ ngày còn trẻ và cùng tu ở một ngôi chùa hẻo lánh.

Sau một thời gian dài tu luyện thì bỗng một hôm, Năng Nhẫn được đức Phật độ cho thành chính quả.

Bất Nhẫn thấy mình tu hành không kém gì bạn mà không được hưởng may mắn như bạn thì rất buồn bực. Chàng đến trước tòa sen hết sức kêu nài với đức Phật bày tỏ lòng chân thành tu đạo cùng mọi sự khổ hạnh đã trải qua của mình. Đức Phật bảo chàng: - "Nhà ngươi chuyên tâm cầu đạo, lại là người trong sạch, thật đáng khen ngợi. Nhưng tính tình nhà ngươi vẫn như con trâu chưa thuần, chưa thể đắc đạo được. Vậy hãy cố gắng tỏ rõ tấm lòng nhẫn nhục trong một cuộc khổ hạnh trường kỳ rồi sẽ theo bạn cũng chưa muộn".

Bất Nhẫn nghe lời bèn lên núi chọn một gốc cây bắt chước người xưa ngồi xếp bằng tu theo lối trường định. Chàng cương quyết ngồi im lặng như thế mãi trong ba năm, dù có phải thế nào cũng không chịu dậy.

Và từ hôm đó, Bất Nhẫn như một vật vô tri vô giác. Những con sâu con kiến bò khắp mình chàng. Những con thú cà vào thân chàng. Những con chim ỉa phẹt lên đầu chàng. Chàng đều không hề bận tâm. Chàng chỉ một mực tâm tâm niệm niệm nghĩa lý cao thâm của đạo Phật.

Cứ như thế, trải qua hai mùa hè và sắp sửa qua một mùa hè thứ ba là kết liễu cuộc tu luyện. Một hôm tự dưng có hai vợ chồng con chim chích ở đâu đến làm tổ ngay trong vành tai của Bất Nhẫn. Chàng cứ để yên, mặc chúng muốn làm gì thì làm. Chúng đi về tha rác lên đầu, lên mặt. Rồi chim mái đẻ trứng. Rồi cả một thời kỳ hai vợ chồng thay phiên nhau ấp. Cho đến lúc trứng nở, những con chim non kêu léo nhéo suốt ngày. Nhưng Bất Nhẫn không lấy thế làm khó chịu.

Một hôm, lúc ấy chỉ còn mười ngày nữa thì Bất Nhẫn hết hạn ngồi dưới gốc cây. Hôm đó, đến lượt con chim vợ đi tìm thức ăn cho con.

Suốt một buổi chiều nó vẫn không kiếm được một chút gì. Mãi đến gần tối lúc lượn qua một cái hồ, chim vợ mới thấy một con nhện đang giăng tơ trong một đóa hoa sen. Nhện nhác thấy chim liền ẩn mình vào giữa những cánh hoa làm cho chim mất công tìm mãi. Không ngờ hoa sen vừa tắt ánh mặt trời đã cụp ngay cánh lại, nhốt chim vào trong. Chim cố công tìm lối chui ra nhưng những cánh hoa vây bọc dày quá đành chịu nằm lại đó.

Ở nhà, chim chồng hết bay đi kiếm vợ lại trở về. Đàn con đói mồi nháo nhác suốt đêm. Mãi đến sáng mai, chờ lúc hoa nở, chim vợ mới thoát được bay về tổ. Một cuộc cãi lộn nổ ra bên tai Bất Nhẫn. Ghen vợ, chim chồng mắng nhiếc vợ hết lời. Nhưng chim vợ vẫn hết sức bày tỏ nỗi lòng trinh bạch của mình. Cuộc đấu khẩu kéo dài suốt cả buổi sáng và có cơ chưa chấm dứt. Bất Nhẫn rất khó chịu. Thêm vào đó, đàn con khóc đói chíu chít điếc cả tai. Nhè lúc vợ chồng chim cãi vã đến chỗ găng nhất, Bất Nhẫn bỏ tay lên tai giật cái tổ chim vứt mạnh xuống đất và nói: - "Đồ khốn! Chỉ có mỗi một chuyện đó mà chúng mày làm điếc tai ông từ sáng đến giờ".

Thế là công sức tu luyện của Bất Nhẫn sắp hoàn thành thốt nhiên vứt bỏ trong chốc lát.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/10-dieu-bo-me-nao-cung-nen-lam-de-con-thong-minh-hon

Nhưng Bất Nhẫn vẫn không nản chí. Trước tòa sen, chàng hứa sẽ kiếm cách tỏ rõ sự hối lỗi của mình. Chàng tìm đến một khúc sông nước chảy xiết, tình nguyện làm người chèo đò đưa khách bộ hành quá giang mà không lấy tiền. Chàng quyết chở cho đến người thứ một trăm mới chịu nghỉ tay.

Lần này Bất Nhẫn tỏ ra một người rất nhẫn nại. Tuy bến sông thường vắng khách, chàng vẫn không chịu bỏ dở công việc. Luôn trong hai năm chàng chở được chín mươi tám người mà không xảy ra việc gì.

Một hôm vào khoảng giữa thu, nước sông tự nhiên tràn về chảy xiết hơn mọi ngày. Trời bỗng đổ một trận mưa lớn. Giữa lúc đó có một người đàn bà dắt một em bé đòi qua sông. Hắn có vẻ là vợ một viên quan sở tại; chưa bước xuống thuyền đã dọa Bất Nhẫn:

- Chú nhớ chèo cho vững nghe không. Che mui cho kín. Nếu để chúng ta mà ướt thì liệu chừng kẻo roi quắn đít đó.

Nghe nói thế Bất Nhẫn đã hơi bực, nhưng chàng nín được và vẫn giữ vẻ mặt tươi cười đáp:

- Bà và cậu đừng sợ gì cả. Tôi xin cố sức.

Rồi chàng vận dụng hết tài nghề để đưa hai mẹ con nhà nọ qua bên kia sông được vô sự. Lúc sắp lên bờ, người đàn bà bỗng kêu lên:

- Ta quên khuấy đi mất. Có một gói hành lý bỏ quên ở quán bên kia. Vậy nhà ngươi chịu khó chèo sang lấy hộ.

Bất Nhẫn nín lặng cắm cổ chèo qua sông giữa sóng gió. Mãi đến gần tối chật vật lắm chàng mới đưa được gói hành lý sang cho người đàn bà. Nhưng khi soát lại gói, người đàn bà nọ lại kêu lên:

- Thôi rồi! Còn một đôi giày của thằng bé bỏ ở gậm giường. Thế nào nhà ngươi cũng phải gắng sang lấy cho ta một lần nữa.

Công ty bán buôn đồ chơi nhà bếp cho bé ở đâu tphcm Polesie chúc cả nhà chơi vui vẻ!

Người đàn bà nói chưa dứt lời thì Bất Nhẵn đã chỉ tay vào mặt:

- Cút đi! Tao có phải sinh ra để hầu hạ mẹ con nhà mày mãi đâu.

Nhưng người đàn bà ấy vốn là đức Phật Quan âm hiện hình xuống thử lòng người đệ tử khổ tu đó; bấy giờ lại hiện nguyên hình và cất tiếng bảo chàng:

- Nhà ngươi vẫn chưa thực tâm nhẫn nhục, như thế thì tu gì mà tu. Có tu hú!

Bất Nhẫn thẹn quá đành cúi đầu nhận lỗi.

Phật bà Quan âm sau đó bắt Bất Nhẫn hóa thành một giống chim mà người đời sau quen gọi là chim tu hú. Họ bảo thứ chim đó vào khoảng cuối hè sang thu hay xuất hiện, đúng vào lúc xảy ra câu chuyện giữa Bất Nhẫn với Phật Bà.


Collected by Polesietoyshado

Truyện cổ tích Con mối làm chứng và Mèo hoa đi học

Truyện cổ tích Con mối làm chứng

f:id:ceoduy:20181107154027j:plain

 

Ngày xưa có hai vợ chồng một nhà nghèo đói nọ, có một đứa con, chừng mười một, mười hai tuổi nhưng thông minh lanh lợi hơn người. Thiếu ăn, nhà ấy thường phải đâm đầu đi vay nợ. Một năm nọ, trời làm đói kém, hai vợ chồng phải vay nhà Bá cả vốn lẫn lãi là ba mươi quan. Tuy hạn vay đã hết, họ vẫn không thể góp đủ số tiền để trả. Chủ nợ mấy lần cho người đến đòi, hai vợ chồng nhà ấy một van nài xin khất.

Một hôm, đích thân cụ Bá tới nhà thúc nợ. Lúc tới nhà thấy đứa bé đang ngồi chơi một mình ở sân, hắn hỏi ngay:

- Bố mẹ mày đâu.

Thấy em bé làm thinh, hắn lại hỏi dồn:

- Có phải bố mẹ mày trốn nợ hay đi đâu thì phải nói cho thật?

Bấy giờ em bé mới lên tiếng:

- Bố tôi đi chém cây sống trồng cây chết. Mẹ tôi đi bán gió mua que.

Nghe nói, cụ Bá đứng ngẩn người, chẳng hiểu ra làm sao cả, lại hỏi dồn một thôi. Em bé tủm tỉm cười:

- Ông cứ đoán đi, dễ lắm mà!

Thấy cụ bá lại hỏi nữa, em bé nói:

- Nếu ông không đoán ra thì phải cho tôi gì, tôi giảng cho.

- Mày cứ giảng đi, nếu đúng, có bao nhiêu tiền nợ nhà mày tao tha cho tất.

- Có thật không? Ông không nói chuyện đưa trâu qua đò đấy chứ.

Cụ Bá dõng dạc:

- Lời tao là lời vàng ngọc, mày lại khinh tao à?

- Nếu thế thì tôi phải đi mời một người làm chứng mới được!

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/nhung-buoc-cac-me-can-biet-khi-cham-soc-tre-so-sinh

Lão chủ nợ nghĩ bụng: - "Thằng này cũng đáo để lắm, nhưng ta cũng phải kiếm cách gì giã lã với nó cho qua, chả lẽ nói rồi lại thôi". Vừa thấy có một con mối đang bò ra đớp mồi, lão bèn nói:

- Con mối kia cũng làm chứng được đấy, mày cứ giảng đi, nếu đúng, tao hứa sẽ xóa nợ cho nhà mày.

Bây giờ em bé mới thong thả nói:

- Bô tôi đi cấy, đi cấy chả phải chém cây sống, trồng cây chết là gì. Còn mẹ tôi thì bán quạt mua tre, bán quạt mua tre chả phải "bán gió mua que" là gì.

Thấy em bé giải đáp đúng, cụ Bá khen nó một câu rồi ra về.

Mấy hôm sau nữa, cụ Bá lại cho người đến đòi nợ. Lúc này bố em bé ở nhà. Thấy bố nó phải năn nỉ xin khất, em bé nói riêng với bố:

- Bố không cần phải khất khứa gì nữa. Hôm nọ cụ Bá đã hứa cho con tất cả nợ rồi đấy.

Người nhà của cụ Bá mắng:

- Trẻ con nói nhảm nhí, ai lại cho không mày, chứng cớ đâu?

- Có chứng cớ hẳn hoi tôi mới nói.

- Thế thì chứng cớ đâu?

- Trước mặt cụ Bá tôi sẽ đưa.

Cãi nhau một hồi, người đòi nợ tức mình, nói:

- Thôi, tao không thèm nói chuyện với trẻ con. Còn ông, ông hãy liệu trả đi, nếu không thì mời ông lại quan.

Nói đoạn, hắn vùng vằng ra về.

Khi người đòi nợ ra khỏi nhà, người bố mới quay trở lại hỏi con:

- Chứng cớ là thế nào con hãy nói bố nghe. Đừng có dại mà chơi với lửa đấy con ạ!

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/cach-loai-bo-thoi-quen-te-dam-cua-be-vao-ban-dem

Em bé bèn kể lại đầu đuôi câu chuyện hôm nọ rồi nói:

- Bố đừng lo trả nợ nữa, cứ để mặc con!

Cuối cùng rồi chủ nợ cũng buộc con nợ đi hầu kiện. Lên đến công đường, đã nghe quan đập bàn mắng bị cáo:

- Tên kia, mày quỵt nợ của cụ Bá đây phải không?

Nghe theo lời dặn của con, bị cáo đáp:

- Bẩm quan, cụ Bá đã hứa cho con tôi số nợ ấy, chứ tôi không dám quỵt.

Cụ Bá nói:

- Anh đừng nói láo. Tôi hứa cho con anh bao giờ? Chứng cớ như thế nào? Xin quan cho đòi thằng bé lên hỏi thử.

Quan lập tức cho lính đòi em bé đến. Trước mặt mọi người em bé kể lại đầu đuôi câu chuyện hôm nọ mình nói chuyện với cụ Bá như thế nào, cụ Bá hứa cho những gì, v.v... Nghe xong, quan hỏi:

- Vậy lúc ấy có ai làm chứng cho câu nói của cụ Bá hứa cho mày hay không?

- Bẩm quan, có kẻ làm chứng phân minh. Chính lúc ấy cụ Bá trỏ vào con mối đang leo cột nhà bảo nó làm chứng. Có vậy tôi mới giải đố cho cụ ấy

Nghe nói vậy, cụ Bá vội cướp lời:

- Mối đậu đũa cả chứ làm gì có mối leo cột nhà.

Quan liền phán:

- Như vậy lúc ông hứa với nó quả thị có con mối làm chứng, thế là đủ. Vậy ông phải làm theo lời đã hứa.

Cụ Bá cứng họng tiu nghỉu đi ra. Còn cha con nhà nọ ra về sung sướng vì thắng lợi.

Đồ chơi vận động cho bé nhập khẩu châu âu chất lượng uy tín Polesie chúc các bạn đọc truyện vui vẻ

Truyện cổ tích Mèo hoa đi học

f:id:ceoduy:20181107154209j:plain

 

Mèo Hoa có cái đuôi dài rất đẹp. Lúc nào Mèo cũng chăm sóc, chải chuốt cho cái đuôi của mình. Mèo rất thích mọi người để ý và khen cái đuôi đẹp của mình.

Bạn Nai cũng khen:

- Cái đuôi của cậu đẹp thật. Tôi cũng thích đuôi dài, đẹp nhưng khốn nỗi đuôi của tôi lại ngắn tủn.

Mèo rất thích và hãnh diện. Nhưng niềm vui vừa chợt đến thì Mèo Mẹ nói:

- Ngày mai con phải đến trường để học cùng các bạn.

Mèo Hoa nghĩ đến trường có nhiều bạn lắm, không biết có ai khen mình không nhỉ ? Ối! Nếu mà bạn nào cũng sờ vào cái đuôi của mình thì nó sẽ xấu đi mất. Mèo Hoa buồn bực trong lòng. Không biết phải làm thế nào đây?

Nghĩ mãi, nghĩ mãi Mèo Hoa liền nói với Mẹ:

- Mẹ ơi! cái đuôi của con hôm nay bị ốm rồi, ngày mai con không đi học được đâu.

Mèo Mẹ buồn lắm. Bác Cừu gần đó nghe thấy Mèo Hoa than thở như vậy liền nói toáng lên rằng:

- Tôi sẽ chữa cho khỏi ngay!

Bác Cừu vừa nói vừa cầm cái kéo đến bên Mèo Hoa. Mèo Hoa thảng thốt:

- Bác sẽ làm gì?

Bác Cừu nói:

-Tốt hết là bỏ cái đuôi ấy đi Mèo Hoa

Eo ôi! Cắt đuôi cắt đuôi thì đau lắm. Vậy thì cái đuôi lâu nay mà mình hãnh diện thì đi tong rồi. Ối! đau lắm , sợ lắm.

Mèo Hoa liền vội vã:

- Thôi thôi cháu xin đi học ngay thôi, mẹ ơi con đi học đây.

Mèo Mẹ lúc ấy rất vui vẻ nói với Mèo Hoa:

- Con cứ đi học đi, ở trường con sẽ có nhiều bạn mới rất vui, con sẽ trở thành học trò giỏi, lúc ấy con còn hãnh diện hơn nhiều. Mẹ cũng tự hào về con.


Collected by Polesietoyshado

Truyện cổ tích Quận gió và Sự tích cúng gà đêm giao thừa

Truyện cổ tích Quận gió

f:id:ceoduy:20181107133547j:plain

 

Ngày xưa vào đời vua Lê Thánh Tông ở kinh thành Thăng long có một tay đại bợm. Hắn đã định tâm lấy của ai là thế nào cũng có kết quả. Hắn từng làm cho bọn quan lại và bọn trọc phú mất ăn mất ngủ.

Đã nhiều lần các quan Phủ-doãn cho dò bắt nhưng hắn ẩn hiện như thần không tài nào tóm được. Vì hành tích của hắn nhanh như gió chỗ nào cũng vào lọt nên người ta gọi là Quận Gió.

Một hôm vào dịp gần Tết, nhà vua ăn mặc giả làm một người học trò nghèo đi dạo phía ngoài kinh thành để xem xét dân sự. Tình cờ vua đến gõ cửa nhà Quận Gió. Vua làm bộ túng bấn nói:

- Tôi ngồi dạy học ở phường Đồng-xuân, năm hết Tết đến được ít tiền về quê, chẳng may bị kẻ trộm lấy mất hết cả, nay xin cho trú chân một đêm mai lại đi.

Quận Gió thấy khách nói thế liền đáp:

- Tôi sẽ vì ông mà giúp đỡ ít nhiều để làm tiền ăn đường.

Vua thấy nhà y cột xiêu vách nát, hỏi:

- Nhà ông tôi coi bộ cũng không giàu có gì, làm sao mà giúp tôi được.

- Chả giấu gì ông tôi vốn là Quận Gió đây, nghe nói ông gặp vận đen, tôi rất thương tình, vậy để đêm nay tôi cố thu xếp cho ông một món.

Nói rồi rượu mời khách uống và nói thêm:

- Tôi chỉ lấy của nhà giàu giúp người nghèo thôi, mà phải là của bất nghĩa tôi mới lấy, còn như những người làm ăn lương thiện tôi không bao giờ động đến. Bây giờ ông thử xét xem có nhà nào giàu mà gian ác bất lương cứ cho tôi biết, tôi sẽ vì ông giúp đỡ. Lấy của chúng nó không có tội vạ gì hết.

Vua nghĩ một lát nói:

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/luu-y-khi-su-dung-may-dieu-hoa-cho-tre

- Có nhà ông Bá Vân ở phía Đông thành đấy, hắn có cửa hàng buôn bán giàu to, giàu có cự vạn.

Quận Gió đáp:

- Nhà ấy cho vay một lớp vốn năm bảy lớp lãi, lấy được. Nhưng ta cứ nuôi cho béo rồi sẽ lấy sau.

Vua lời nói:

- Tôi thấy nhà ông gì gần đây ruộng sâu trâu nái, nhà ngói tường dắc, coi chừng thế nào?

- Không được! Nhà ấy trần lực làm ăn, trời chưa sáng đã dậy ra đồng, mặt trời lặn mới về thổi cơm, cần cù như thế, không nên lấy. Thôi! Có anh quan coi kho kia hay ăn bớt của công. Hôm nay nhân thể tôi đi lấy cho.

- Thực thế à?

- Tôi đã tra xét kỹ. Hắn lấy của công mỗi ngay một ít, đưa về quê tậu vườn tậu ruộng có đến hàng trăm mẫu.

Vua tò mò muốn biết xem tài nghệ của Quận Gió bèn đi theo, Quận Gió trước ngần ngại nhưng sau cũng bằng lòng, và bảo:

- Trước khi lấy, tôi sẽ cho ông thấy đủ tang chứng là của phi nghĩa, nhưng ông phải giữ cho thật im lặng mới được.

Đoạn bảo thầy đồ giả nai nịt gọn ghẽ rồi cả hai cùng ra đi trong đêm khuya. Đến nhà viên coi kho, Quận Gió bảo vua đứng chờ ở bụi, rồi cắt giậu tìm cách mở cửa vào nhà. Sau đó, chàng dắt vua vào buồng mở hòm lấy ra năm nén bạc đưa cho vua xem và nói: - "Đây là bạc hắn mới trộm của kho về để riêng chưa dùng đến. Thôi ông cầm lấy về quê ngày đi mà ăn Tết, đừng có la cà đâu để chúng bắt được. Tôi sẽ tìm cách làm cho hắn không biết là đêm nay có trộm".

Vua nhìn thấy trên mỗi nén bạc có mấy chữ "ngự khố bạch kim", tin lời Quận Gió là đúng và thầm khen hắn có tài. Vua đi luôn về cung, giấu bạc dưới chân thành. Sáng hôm sau là ngày nguyên đán, trăm quan vào chầu chúc vua muôn tuổi. Vua cho gọi chủ kho đến hỏi:

- Nhà ngươi đêm qua mất trộm phải không?

Thấy hắn không đáp, vua lập tức sai viên Trung sứ đến dưới chân thành lấy năm nén bạc về. Vua đưa cho hắn xem, hắn cứng lưỡi không trả lời được, đành cúi đầu nhận tội.

Quận Gió sau đó được vua vời vào cung ban cho hiệu là ăn trộm quân tử" và ban thưởng rất hậu.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/nhung-luu-y-khi-be-yeu-moc-rang

Sự tích cúng gà đêm giao thừa

f:id:ceoduy:20181107133650j:plain

 

Theo phong tục của người Việt ta từ xưa, mâm cỗ cúng giao thừa thường có một đĩa xôi gấc đỏ tươi với ý nghĩa cầu may mắn, đỏ đắn cho cả năm; một con gà trống hoa luộc rất khéo, miệng ngậm bông hồng đỏ với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết.

Sở dĩ gà được chọn làm vật cúng tế linh thiêng trong đêm giao thừa bởi theo thần thoại của một số dân tộc Việt Nam, khi Ngọc Hoàng mới sáng tạo ra mặt đất, thấy lạnh lẽo, ẩm thấp. Người bèn sai mười mặt trời suốt ngày đêm chiếu sáng để sấy khô mặt đất. Nhưng đất đã khô trắng, nứt nẻ rồi mà Ngọc Hoàng quên không thu các mặt trời lại khiến con người và cây cỏ khốn đốn vì nắng hạn.

Có một chàng dũng sĩ giương cung tên bắn liên tiếp rụng 9 mặt trời. Mặt trời cuối cùng sợ hãi quá bay tít lên cao và trốn biệt không ló ra nữa. Mặt đất lại lạnh lẽo tối tăm. Con người và loài vật rủ nhau đi gọi mặt trời. Chẳng con nào gọi được, cuối cùng chỉ có con gà trống khoẻ mạnh cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống rồi quên cả sợ hãi hạ thấp dần độ cao, khiến mặt đất lại sáng bừng lên.

Cửa hàng bán đồ chơi hướng nghiệp cho bé yêu tại Quận 2 tphcm Polesie xin chúc các bạn nhỏ ngủ ngon!

Đêm giao thừa (trừ tịch) là đêm trời đất tối tăm nhất, người ta bảo đó là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất. Nhà nhà bảo nhau đều cúng một con gà trống với hi vọng con gà sẽ đánh thức mặt trời chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm. Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết. Đó chính là ước mong “mưa thuận gió hoà” của cư dân nông nghiệp. Con gà thành một mã văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông lúa nước. Lâu dần, cúng gà trống hoa thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam vào lúc giao thừa.

Tuy nhiên, đến thời hiện đại nhiều gia đình Việt Nam đã không làm nông nghiệp, câu chuyện gà gọi mặt trời không còn được nhiều người biết đến, mã văn hoá ấy bị mờ dần khiến nhiều người không hiểu. Thay vì cúng gà, người ta cúng bằng một khổ thịt vai hay một cái chân giò, những thứ đó chỉ có ý nghĩa vật cúng mà không mang ý nghĩa văn hoá. Thậm chí, người ta còn dùng tư duy tư biện hiện đại để suy diễn rằng năm Tỵ thì không cúng gà vì rắn vồ gà, năm Dậu cũng không cúng gà vì đã là năm gà thì không cúng gà nữa. Đó là những lí giải tư biện khá thô thiển so với nghi lễ xưa.

Cúng gà đêm giao thừa là một nét đẹp trong văn hoá Việt Nam, thế hệ mai sau cần gìn giữ truyền thống có từ lâu đời này, không nên vì ảnh hưởng của thời cuộc làm mai một đi một nét đẹp trong phong tục dân tộc.


Collected by Polesietoyshado

Truyện cổ tích Người ả đào với giặc minh và Cây nêu ngày tết

Truyện cổ tích Người ả đào với giặc minh

f:id:ceoduy:20181107132643j:plain

Làng Đào-đặng thuộc tỉnh Hưng-yên khi xưa có một thôn, trong thôn có nhiều con gái người đẹp hát hay, hầu hết đều làm nghề ả đào.
Vào hồi ấy, giặc Minh sang xâm chiêm nước ta. Sau mấy năm hành binh, chúng đặt đồn đóng quân khắp nước. Riêng thôn ấy cũng có một đồn lớn. Đồn rất kiên cố, xây bên một cái ngòi. Đây là một vùng đầm lầy lắm muỗi mà quân Minh thì rất sợ muỗi. Theo thói quen chúng bắt dân nộp vải rồi mỗi người may một cái túi kín, miệng túi có dây rút. Tối lại, toán quân ở trong đồn mỗi người chui vào túi của mình, chỉ để một kẻ thức ở ngoài thắt dây túi khi chúng đi ngủ và cởi dây khi chúng trở dậy.

Quân Minh đi đến đâu chó gà vắng đến đấy. Chúng tha hồ cướp bóc và chém giết. Chúng bắt đàn bà con gái vào đồn hầu hạ và làm đồ chơi cho chúng. Trong thôn bấy giờ có một người ả đào nhan sắc rất đẹp. Nàng hát hay múa khéo nổi tiếng một vùng. Quân Minh vừa đến đã bắt được nàng. Chúng rất thích: thường bắt hát để mua vui. Nàng khéo chiều chuộng, dần dần chiếm được lòng tin cậy của giặc. Mãi về sau. chúng giao cho nàng công việc thắt miệng túi hộ, lúc nào dậy lại nhờ cởi ra.

Bấy giờ vì nạn giặc Minh nên những trai tráng trong thôn đều bỏ trốn hết, chỉ còn lại có bảy người. Một hôm nàng bàn với họ mưu kế giết giặc. Nàng sẽ tìm cách làm cho họ lọt vào đồn rồi nhân lúc chúng ngủ say trong túi, khiêng ra ném xuống ngòi chết trôi ra sông Cái là mất tích.

Và từ hôm ấy nàng cùng mấy người làng cứ theo cách đó đêm nào cũng giết được một số giặc. Họ làm cho quân giặc đến đóng ở đồn chết dần chết mòn mà chúng vẫn không biết gì cả. Lâu ngày mấy tên tướng chỉ huy thấy số quân có phần hao hụt nên chúng phải đắp bên cạnh đồn một cái đấu để đong quân. Từ khi có đấu, chúng mới biết quân mình ngày một vợi dần. Chúng ngờ có quỷ thần ám hại nên dời đồn đi một nơi khác. Người dân vùng ấy nhờ vậy mà được thoát nạn.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/nhung-hoat-dong-ngoai-khoa-bo-ich-cho-tre

Sự tích cây nêu ngày Tết

f:id:ceoduy:20181107132731j:plain

Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của Quỷ. Quỷ đối với Người ngày càng quá tay. Chúng nó dần dần tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm mỗi nhích lên một ít. Cuối cùng, chúng nó bắt Người phải nộp theo một thể lệ đặc biệt do chúng nó nghĩ ra là ăn ngọn cho gốc. Người không chịu. Chúng nó lấy áp lực, bắt Người phải theo. Vì thế, năm ấy sau vụ gặt, Người chỉ còn trơ ra những rạ là rạ. Cảnh tượng xương bọc da thê thảm diễn ra khắp mọi nơi. Bên cạnh bọn Quỷ reo cười đắc ý, Người cơ hồ muốn chết rũ.

Phật từ phương Tây lại, có ý định giúp Người chống lại sự bóc lột tàn nhẫn của Quỷ. Sau mùa đó, Phật bảo Người đừng trồng lúa mà cào đất thành luống trồng khoai lang. Người cứ y lời làm đúng như Phật dặn. Quỷ không ngờ Người đã bắt đầu có mưu kế mới chống lại mình nên cứ nêu đúng thể lệ như mùa trước: "Ăn ngọn cho gốc".

Mùa thu hoạch ấy, Quỷ rất hậm hực nhìn thấy những gánh khoai lúc lỉu chạy về nhà Người đổ thành từng đống lù lù, còn nhà mình chỉ toàn những dây và lá khoai là những thứ không nhá nổi. Nhưng ác nỗi, thể lệ đã quy định, chúng nó đành cứng họng không thể chối cãi vào đâu được.

Sang mùa khác, Quỷ thay thể lệ mới là ăn gốc cho ngọn. Phật bảo Người chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Những hạt lúa vàng theo Người về nhà, còn rạ phó mặc cho Quỷ. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên hố ăn cả gốc lẫn ngọn". Lần này Quỷ nghĩ: - "Cho chúng mày muốn trồng gì thì trồng đằng nào cũng không lột khỏi tay chúng tao". Nhưng Phật đã bàn và Người thay đổi giống mới. Phật trao cho Người hạt giống cây ngô để gieo khắp nơi mọi chỗ.

Năm ấy lại một lần nữa Người sung sướng trông thấy công lao của mình không uổng. Trong nhà Người thóc ăn chưa hết, từng gánh ngô đã gánh về chứa từng cót đầy ắp. Về phần Quỷ lại bị một vố cay chua, tức uất hàng mấy ngày liền. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm nữa. Trong bụng chúng nó nghĩ: - "Thà không được gì cả còn hơn là để cho chúng nó ăn một mình".

Phật bảo Người điều đình với Quỷ cho tậu một miếng đất vừa bằng bóng một chiếc áo cà sa. Nghĩa là Người sẽ trồng một cây tre trên có mắc chiếc áo cà sa, hễ bóng che bao nhiêu diện tích ở mặt đất là đất sở hữu của Người ở dã. Ban đầu Quỷ không thuận, nhưng sau chúng nó suy tính thấy đất tậu thì ít mà giá rất hời bèn nhận lời: - "Ồ! Bằng một chiếc áo cà sa có là bao nhiêu. Chúng nó nghĩ thế. Hai bên làm tờ giao ước: ngoài bóng che là đất của Quỷ, trong bóng che là của Người.

Khi Người trồng xong cây tre, Phật đứng trên ngọn, tung áo cà sa bay tỏa ra thành một miếng vải tròn. Rồi Phật hóa phép làm cho cây tre cao vút mãi lên, đến tận trời. Tự nhiên trời đất trở nên âm u: bóng của áo cà sa dần dần che kín khắp cả mặt đất. Bọn Quỷ không ngờ có sự phi thường như thế; mỗi lần bóng áo lấn dần vào đất chúng, chúng phải dắt nhau lùi mãi, lùi mãi. Cuối cùng Quỷ không có đất ở nữa phải chạy ra biển Đông. Vì thế người ta mới gọi là Quỷ Đông.

Tiếc vì đất đai hoa màu đều thuộc về tay Người, Quỷ rất hậm hực, cố chiêu tập binh mã vào cướp lại. Lần này Người phải chiến đấu với Quỷ rất gay go vì quân đội của Quỷ có đủ một bầy ác thú như voi, ngựa, chó ngao, bạch xà, hắc hổ,... rất hung dữ. Phật cầm gậy tầm xích đánh giúp Người, làm cho quân của Quỷ không tiến lên được.

Xem thêm:

https://www.polesie-toys.com.vn/day-tre-lam-viec-nha

Sau mấy trận bất lợi, Quỷ bèn cho quân đi dò xem Phật sợ gì. Phật cho chúng biết là sợ hoa quả, oản chuối và cơm nắm, trứng luộc. Đối lại Phật cũng dò hỏi và biết quân của Quỷ chỉ sợ mấy thứ: máu chó, lá dứa, tỏi và vôi bột.

Lần giáp chiến sau đó, quân của Quỷ đem không biết cơ man nào là hoa quả đến ném Phật. Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi đem máu chó vẩy khắp mọi nó. Quân của Quỷ thấy máu chó sợ hoảng hồn bỏ chạy.

Lần thứ hai, quân của Quỷ lại đem oản chuối vào ném quân Phật. Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi giã tỏi phun vào quân dịch. Quân của Quỷ không chịu được mùi tỏi nên cũng cắm đầu chạy biệt tích.

Lần thứ ba, quân của Quỷ lại đem cơm nắm, trứng luộc vào ném quân Phật. Người tha hồ ăn và theo lời Phật dùng vôi bột vung vào Quỷ. Người lại lấy lá dứa quất vào chúng. Quỷ chạy không kịp, lại bị Phật bắt đày ra biển Đông. Ngày Quỷ già, Quỷ trẻ, Quỷ đực, Quỷ cái cuốn gói ra đi, bộ dạng của chúng vô cùng thiểu não. Chúng rập đầu sát đất cố xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền thăm phần mộ của tổ tiên cha ông ngày trước. Phật thấy chúng khóc váng cả lên mới thương hại, hứa cho.

Vì thế, hàng năm cứ đến ngày Tết nguyên đán là ngày Quỷ vào thăm đất liền, thì người ta theo tục cũ, trồng nêu để cho Quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở. Trên nêu có khánh đất, mỗi khi gió rung thì có tiếng động phát ra để luôn luôn nhắc bọn Quỷ nghe mà tránh.

Cũng trên đó có buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.

đồ chơi lắp ghép làm bằng nhựa cao cấp nhập khẩu từ châu âu cho bé yêu thỏa thích sáng tạo Polesie chúc cac bạn nhỏ thành công!

Có câu tục ngữ:

Cành đa lá dứa treo kiêu (cao),

Vôi bột rắc ngõ chớ trêu mọi nhà.

Quỷ vào thì quỷ lại ra,

Cành đa lá dứa thì ta cứa mồm.

Ngày xưa người ta còn tin rằng những lúc cần đuổi quỷ như khi có dịch tễ chẳng hạn, thì treo một nắm lá dứa ở trước ngõ hay vẩy máu chó khắp mọi nơi cho Quỷ khỏi quấy. Đàn bà thường buộc tỏi vào giải yếm là cũng có một mục đích gần như vậy.


Collected by Polesietoyshado